“Là căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới”, “Sàng lọc giúp phát hiện sớm và tăng tỷ lệ điều trị thành công tới 80%”,… là những gì được giới thiệu khi các cơ sở y tế đưa ra gói tầm soát ung thư phổi. Tuy nhiên thực tế tác dụng của dịch vụ này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ với nhiều người.
Bạn đang đọc: Gói tầm soát ung thư phổi và những điều cần tìm biết
1. Cân nhắc khi sử dụng gói tầm soát ung thư phổi
1.1. Gói tầm soát ung thư phổi phù hợp với ai?
Theo thống kê, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam (chiếm 12,4% trong các loại ung thư). Năm 2000, Việt Nam ghi nhận hơn 6.900 ca mắc ung thư phổi. Nhưng tới năm 2013, con số đã tăng gấp 4 lần. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này cũng vô cùng cao, tới 17.000 ca mỗi năm. Nguyên nhân chính là do được phát hiện quá muộn.
Tới 62,5% ca bệnh được đưa tới bệnh viện đã không còn khả năng phẫu thuật. Ung thư phổi cũng là thách thức của nền y học mà tới nay vẫn chưa giải quyết được. Phương pháp phòng chữa tốt nhất là tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, nhằm đưa ra phương án điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên và cần thiết sử dụng dịch vụ này.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi
Các bác sĩ khuyến cáo, gói tầm soát ung thư nên được áp dụng trên những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, thường liên quan tới độ tuổi, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý,… cụ thể với ung thư phổi, những người dễ mắc bệnh có thể kể tới:
- Người cao tuổi từ 50 – 75 tuổi
- Người nghiện thuốc lá, hút nhiều hơn 20 gói thuốc / năm
- Người có các triệu chứng mãn tính lâu năm như: Ho, khó thở, tức ngực,…
- Người có tiền sử mắc bệnh ung thư
- Người có người thân trong gia đình từng mắc ung thư phổi
- Người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, hay thường xuyên tiếp xúc với khói bui
Với những đối tượng trên, họ cần đi khám chuyên khoa hô hấp, chú trọng tầm soát ung thư phổi định kỳ 1-2 lần/năm.
1.2. Tác hại của việc sử dụng gói tầm soát ung thư phổi bừa bãi
Hình ảnh ung thư phổi (ST)
Như đã đề cập ở trên, gói tầm soát sớm ung thư phổi là cần thiết, nhưng không nên lạm dụng. Việc tầm soát ung thư bừa bãi, thiếu khoa học gây tốn kém và không hiệu quả. Chưa kể, khi bệnh ở giai đoạn sớm, các biểu hiện của bệnh mờ nhạt, không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn với triệu chứng bệnh lý khác, dẫn tới hiện tượng âm tính giả hoặc dương tính giả. Một số trường hợp người được khám bị nhiễm tia xạ trong quá trình thực hiện chụp CT scan ngực có thể gây nguy cơ bị bệnh ung thư khác. Do vậy, bạn cần lựa chọn đúng cơ sở tầm soát uy tín, tâm huyết, trao đổi trước để có lịch khám tầm soát ung thư phổi sao cho đúng và đủ.
2. Có gì trong gói tầm soát sớm ung thư phổi?
Để sàng lọc ung thư phổi, tùy thuộc vào triệu chứng cơ thể, tiền sử bệnh lý bản thân bệnh nhân và gia đình, hay gói khám được thiết kế bởi mỗi bệnh viện, mà các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán phù hợp. Tuy nhiên về cơ bản, gói sàng lọc sẽ gồm 3 giai đoạn cơ bản.
Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư bằng hóa chất – Những điều cần biết
Ho lâu dài có thể là biểu hiện của ung thư phổi
- Khám lâm sàng tổng quát là giai đoạn đầu tiên, thu thập các thông số cơ bản như chiều cao, cân nặng, huyết áp.. và thăm dò tình trạng hoạt động các hệ cơ quan, lắng nghe tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình, từ đó bác sĩ kết luận sơ bộ các bệnh lý liên quan tới tim mạch, phổi,…
- Danh mục xét nghiệm gồm các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chuyên sâu. Xét nghiệm cơ bản máu và nước tiểu giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh liên quan tới thận, đường tiết niệu, chứng thiếu máu,… Các xét nghiệm chuyên sâu thông qua nồng độ các chất trong máu nhằm chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, các chất được xét nghiệm chủ yếu là Cyfra 21-1, NSE, CEA, ProGRP.
- Ở danh mục chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ kết luận nhờ các kết quả chụp cắt lớp và siêu âm ổ bụng. Kỹ thuật chụp chủ yếu hiện nay là chụp cắt lớp vi tính lồng ngực từ 64 đến 128 dãy, xác định vị trí khối u hoặc tổn thương của phổi, đánh giá mức độ xâm lấn và độ bất thường của khối u.
- Một phương pháp khác được sử dụng là sinh thiết phổi. Bằng cách soi mẫu tế bào phổi dưới kính hiển vi, bác sĩ kiểm tra được bệnh lý và chẩn đoán khối u lành hay ác tính, từ đó đưa ra phương án điều trị hoặc chỉ định thực hiện các biện pháp sàng lọc chuyên sâu hơn.
3. Tại sao nên lựa chọn gói tầm soát ung thư phổi?
Là tổ hợp các danh mục thăm khám, tầm soát sức khỏe từ tổng quát tới chi tiết, phát hiện các triệu chứng cơ bản tới những biểu hiện bệnh nghiêm trọng, gói tầm soát sớm ung thư phổi đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt các dấu hiệu của viêm họng và ung thư vòm họng
Tầm soát ung thư phổi giúp chặn đứng nguy cơ bệnh
Tầm soát toàn diện, chặn đứng nguy cơ ung thư phổi:
Ngay từ khi bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng hoặc khối u chưa phát triển, thực hiện gói tầm soát giúp kiểm tra toàn diện, phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư và các bệnh lý liên quan, từ đó có phác đồ điều trị kịp thời, tiêu diệt sớm các mầm mống gây bệnh.
Trong trường hợp phát hiện bệnh:
Việc sử dụng gói tầm soát ung thư giúp tăng hiệu quả điều trị tới 80%, tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể cho bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu đau đớn và hệ quả do quá trình chữa trị đem lại.
Nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ:
Phát hiện sớm ung thư phổi có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tỉ lệ tử vong và tăng tỷ lệ sống sau 5 năm cho người bệnh. Theo nghiên cứu:
- Với những bệnh nhân được phát hiện sớm khi chỉ mới có triệu chứng bệnh lý, tỷ lệ sống sau 5 năm là 70-80%
- Người có tế bào ung thư trong phổi chưa lan ra ngoài có tỉ lệ sống hơn 5 năm là 60%
- Trường hợp khối u lan tới các khu vực quanh phổi, tỷ lệ trên giảm xuống 33%
- Khi khối u đã di căn xa, tỷ lệ sống chỉ còn 6%.
Chi phí gói khám tiết kiệm hơn:
Những gói khám tầm soát được thiết kế khép kín, khoa học, đầy đủ danh mục sẽ hợp lý và tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc khám lẻ. Không những vậy, nếu chỉ khám nhỏ lẻ từng danh mục, các bác sĩ khó phát hiện các triệu chứng bệnh thầm lặng, không thể kiểm soát toàn diện tình trạng sức khỏe các hệ cơ quan, dẫn tới sự sai lệch trong kết quả chẩn đoán.
Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về việc sử dụng gói tầm soát ung thư phổi. Hãy hiểu biết và tầm soát định kỳ để tự bảo vệ sức khỏe bản thân mình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.