Gợi ý cách chữa hóc xương cá cho người lớn

Cách chữa hóc xương cá cho người lớn nhìn chung có thể dễ dàng và đơn giản hơn so với trẻ em. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện đúng thao tác và đề cao sự an toàn trong điều trị. Đồng thời, cần cảnh giác tránh những sai lầm dễ mắc phải khi tự chữa hóc xương cá.

Bạn đang đọc: Gợi ý cách chữa hóc xương cá cho người lớn

1. Người lớn vẫn có thể bị hóc xương cá

Hóc xương cá nói riêng và hóc dị vật nói chung là vấn đề khá phổ biến trong đời sống. Đó là tình trạng dị vật/xương cá bị nuốt xuống cổ họng nhưng không xuôi theo đường thức ăn thông thường được, mà tắc nghẽn vướng ở cổ họng. Hóc xương cá thường do tình trạng không tập trung trong quá trình ăn uống gây ra. Bên cạnh đó, những đối tượng như trẻ nhỏ, người già không đủ răng thường chức năng nhai và nhận diện dị vật kém hơn, hoặc không đủ nhận thức dị vật sẽ dễ gặp tình trạng hóc.

Gợi ý cách chữa hóc xương cá cho người lớn

Ai cũng có thể bị hóc xương cá

Tuy nhiên, trên thực thế, hóc xương cá là hiện tượng khá dễ gặp, và không chỉ trẻ em hay người già, mà những người trưởng thành cũng dễ mắc tai nạn này. Theo các bác sĩ tai mũi họng tại TCI, hóc dị vật là cấp cứu phổ biến trong các cấp cứu đường thở hiện nay. Trong đó, các ca cấp cứu hóc xương cá ở trẻ em là phổ biến hơn cả, tuy nhiên những trường hợp người lớn mắc hóc đến viện khám chữa cũng không hề ít.

Thực tế, không chỉ tại TCI mà ngay cả ở các bệnh viện trung ương, rất nhiều ca cấp cứu hóc xương cá ở người lớn mang tính đặc thù. Nhiều ca bệnh hóc xương đến viện vơi mẩu xương cá xiên cổ, hoặc có những trường hợp cấp cứu lấy dị vật bít tắc vùng đường thở, khiến bệnh nhân ngạt thở, khó thở. Bên cạnh đó, việc xử lý viêm nhiễm do xương cá cũng rất phổ biến.

2. Chữa hóc xương cá cho người lớn với nhiều cách

2.1. Để yên xương cá sẽ hết

Trong nhiều tình huống hóc nhẹ nhàng, hóc xương cá có thể tự hết mà không cần can thiệp. Nếu trong trường hợp việc hóc xương cá không gây quá nhiều khó chịu, bệnh nhân nên ngồi một lúc tầm 3 phút và nuốt thử xem xương cá đã hết chưa. Đôi khi, xương cá chưa mắc vào họng có thể được nuốt trôi xuống theo đường tiêu hóa thông thường.

2.2. Tự gắp xương cá

Việc tự gắp xương cá được thực hiện nếu bệnh nhân có người hỗ trợ biết kỹ thuật gắp xương an toàn và có dụng cụ phù hợp với việc gắp dị vật xương cá.

Trước tiên, người hỗ trợ dùng đèn pin để soi vào khu vực hầu họng của bệnh nhân. Nếu có thể thấy xương cá bị mắc hóc, thì có thể tiến hành gắp xương cá bằng nhíp hoặc kẹp nhỏ phù hợp. Khi đó, cần chú ý thao tác để xương cá không bị tuột, đứt, đâm sâu thêm, hoặc đâm vào các vị trí khác.

Nếu không có người hỗ trợ hoặc tại nhà không có công cụ tương ứng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, nên nhờ bác sĩ xem xét lại vấn đề nhiễm trùng có thể xảy ra ở hầu họng do xương cá mắc hóc.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh các nguyên nhân gây bệnh đau họng

Gợi ý cách chữa hóc xương cá cho người lớn

Tự soi gắp xương cũng là cách có thể sử dụng nếu xương cá ở vị trí dễ nhìn

2.3. Đẩy bụng

Đẩy bụng, hay còn được gọi là nghiệm pháp Heimlich, là thao tác cơ bản trong cấp cứu hóc dị vật. Thao tác này cũng được dùng trong các trường hợp dị vật bít tắc đường thở gây nghẹt thở, cần sơ cứu lấy lại hô hấp thông thường. Nếu có người hỗ trợ, người hỗ trợ hãy đứng sau người bị hóc, vòng tay theo dáng ôm bụng người bị hóc, một tay nắm lại, tay kia nắm tay này, để ở vị trí trên rốn, ở cơ hoành. Sau đó, ấn ngược lực vào vùng cơ hoành người bị hóc theo hướng lên trên. Hãy lặp lại điều này khoảng 5 lần và kiểm tra xem xương cá đã được loại bỏ chưa.

Trong trường hợp bệnh nhân một mình, hãy nắm tay và đặt lên khu vực trên rốn, tay kia nắm chặt tay này, Khi đó, hãy cúi xuống bề mặt cứng nào đó như mặt bàn hoặc ghế. Sau đó, hãy ấn mạnh, nhanh vào bụng với lực hướng lên trên.

Cách này khi thực hiện với người béo phì cần đặt tay cao hơn một chút so với thông thường, ngay dưới xương ức, ở điểm nối các xương sườn thấp nhất.

2.4. Gặp bác sĩ

Hóc xương cá không được giải quyết nhanh sẽ để lại hiện tượng viêm nhiễm, loét niêm mạc. Xương cá cũng có thể rơi xuống khu vực đường thở, gây viêm dây thanh, áp xe dây thanh, giãn phế quản, viêm phổi, áp xe phổi,… nguy hiểm cùng những nguy cơ khác như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết nếu không được xử lý đúng cách. Chính vì thế, nếu không thể tự lấy xương cá, hãy đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được tư vấn và lấy dị vật ra đúng cách.

Bệnh nhân hóc xương cá nên được các bác sĩ tư vấn điều trị. Đặc biệt, những tình huống hóc xương cá sau cần tìm sự hỗ trợ y tế càng nhanh càng tốt:

– Khó thở, tắc thở

– Không nói được

– Thở rít

– Ho liên tục

– Mặt tím tái dần

– Vô thức hoặc ngất

Gợi ý cách chữa hóc xương cá cho người lớn

>>>>>Xem thêm: Sơ lược cấp cứu khi bé hóc dị vật đường thở

Đến ngay các cơ sở y tế khi nghi ngờ tình trạng hóc khó

3. Một số sai lầm dễ mắc khi chữa hóc

Hóc xương cá dù rất phổ biến, nhưng những quan niệm sai lầm về việc chữa hóc còn rất nhiều khi bệnh nhân xử trí với tai nạn này. Một số vấn đề cần tránh khi chữa hóc xương cá đó là:

– Chữa hóc bằng các mẹo dân gian, mẹo truyền miệng như đấm ngực, vuốt lưng, ăn thêm các miếng thức ăn nhằm nuốt xương cá vào như chuối, khoai, xôi,…

– Ngậm chanh, giấm táo, mật ong, C sủi,… Uống các loại đồ với suy nghĩ để xương cá mềm hơn và dễ nuốt hơn.

– Dùng tay móc họng để lấy xương cá và điều này có thể khiến xương cá càng đâm sâu vào hầu họng sâu hơn, khó khăn cho việc chữa sau này.

– Để xương cá trong họng quá lâu khiến hình thành viêm nhiễm. Sau 24h, xương cá có thể gây vấn đề viêm nhiễm. Do đó, nên điều trị hóc xương cá càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả không mong muốn.

Như vậy, cần chú ý để áp dụng cách chữa hóc xương cá cho người lớn phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thăm khám chữa hóc trong những tình huống khẩn cấp hặc tình trạng 24h xương cá chưa được xử lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *