Phòng ngừa đột quỵ là việc tất cả mọi người nên thực hiện một cách nghiêm túc. Tuổi tác, tiền sử bệnh gia đình là yếu tố không thể thay đổi, tuy nhiên chúng ta vẫn có cách để tránh đột quỵ.
Bạn đang đọc: Gợi ý cách để tránh đột quỵ xảy ra
1. Hiểu đúng đột quỵ là gì
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn hoặc do một mạch máu trong não bị vỡ.
Khi tình trạng này xảy ra, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi tế bào bị suy giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết hàng loạt và gây ra nhiều biến chứng thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Thời gian kéo dài càng lâu đồng nghĩa số lượng tế bào não chết đi càng nhiều, kéo theo nhiều hệ lụy tới khả năng vận động, ngôn ngữ, tư duy của người bệnh thậm chí gây tử vong.
Rất nhiều người sống sót sau đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc đối mặt với nhiều di chứng:
– Một phần cơ thể bị tê liệt, suy yếu
– Mất khả năng ngôn ngữ
– Rối loạn cảm xúc
– Thị giác suy giảm
– Rối loạn trí nhớ
2. Cách để tránh đột quỵ, bạn đã biết?
Như đã đề cập ở trên, đột quỵ não là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng và đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều ai cũng cần thực hiện từ sớm. Chuyên gia tại Thu Cúc TCI gợi ý một số cách để tránh đột quỵ như sau:
2.1. Cách để tránh đột quỵ là hạ huyết áp
Huyết áp cao là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở cả nam và nữ. Nếu không kiểm soát, huyết áp cao có thể tăng gấp 2 thậm chí gấp 3, 4 lần nguy cơ đột quỵ.
Điều mà chúng ta cần làm là theo dõi thường xuyên, nếu phát huyết huyết áp thường xuyên tăng cao thì cần thăm khám để điều trị phù hợp. Kiểm soát huyết áp giúp bảo vệ sức khỏe mạch máu đồng thời phòng ngừa đột quỵ.
– Để duy trì huyết áp, chúng ta nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.
– Không nên tiêu thụ quá 1500 milligrams mỗi ngày – tương đương nửa thìa cà phê
– Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol trong khẩu phần ăn
– Tăng cường ăn trái cây, rau xanh, các loại củ mỗi ngày
– Ăn 2-3 khẩu phần cá mỗi tuần, nên ưu tiên các loại cá giàu omega-3
– Tăng cường bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, sữa không đường
– Tập thể dục, vận động 30 phút/ngày với tần suất 4-5 buổi/tuần
– Bỏ hút thuốc kể cả thuốc lá điện tử, chất kích thích
– Nếu cần, hãy uống thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ
Hạ huyết áp là điều mà chúng ta cần làm để tránh đột quỵ và bảo vệ sức khỏe
2.2. Giảm cân
Béo phì cùng với các biến chứng liên quan (gồm cao huyết áp, tiểu đường) cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
– Nếu đang thừa cân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và lên kế hoạch giảm cân phù hợp với tình trạng và sức khỏe cơ thể.
– Nên lựa chọn các phương pháp giảm cân an toàn, tránh ép cân và áp dụng các biện pháp giảm cân phản khoa học sẽ gây hại tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng nhồi máu cơ tim: tê ở cánh tay hoặc bàn tay
Giữ cân nặng ở mức hợp lý cũng là cách để tránh đột quỵ cùng nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác
2.3. Cách để tránh đột quỵ là vận động, tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục góp phần giảm cân, giảm huyết áp đồng thời cũng là một phương pháp hạn chế đột quỵ hiệu quả. Cụ thể, khi con người tập thể dục với tần suất và cường độ vừa phải sẽ cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, từ đó phòng tránh đột quỵ.
Những hoạt động đơn giản như đi bộ, leo cầu thang, đạp xe, bơi lội, … đều là những hình thức vận động lý tưởng. Nếu có điều kiện, bạn có thể đến phòng tập gym, yoga, aerobics cũng rất hiệu quả.
Bạn không nên gắng sức, hãy bắt đầu tập luyện 20 phút và sau đó tăng dần thời gian tập luyện. Lưu ý, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, khó thở, thở dốc thì cần dừng tập ngay lập tức.
2.4. Sử dụng rượu bia điều độ, liều lượng hợp lý
Uống một chút rượu, ví dụ trung bình một ly mỗi ngày sẽ không gây hại tới sức khỏe, thậm chí có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Nhưng nếu uống từ 2 ly trở lên mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ tăng lên nhiều lần. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên uống rượu bia với liều lượng phù hợp.
Lời khuyên từ chuyên gia là không uống quá 1 ly rượu mỗi ngày, nên uống rượu vang đỏ là tốt nhất.
2.5. Điều trị rung nhĩ
Rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim không đều, từ đó tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành trong tim. Những cục máu đông này di chuyển đến não từ đó gây ra đột quỵ. Theo một số nghiên cứu, rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần nên bạn cần điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt.
Khi cơ thể có triệu chứng tim đập nhanh bất thường, khó thở, nên thăm khám để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Nếu bạn cần sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý tim mạch, tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
2.6. Điều trị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao sẽ làm các mạch máu tổn thương. Theo thời gian, các cục máu đông bên trong mạch máu dễ hình thành.
Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định là cách ngăn ngừa đột quỵ cùng nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm khác. Người bị tiểu đường nên duy trì chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần thăm khám định kỳ để kiểm tra lượng đường trong máu và có hướng xử lý phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Điều trị suy tim cấp đúng cách, ngăn nguy hại sức khỏe
Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng với sức khỏe người bệnh, trong đó làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp nhiều lần
2.7. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm tăng tốc độ hình thành các cục máu đông theo nhiều cách. Các thành phần độc hại trong thuốc lá làm cô đặc máu, tăng lượng mảng bám tích tụ bên trong động mạch. Để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, mỗi người cần theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động đồng thời bỏ thuốc lá, rượu bia.
2.8. Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Các cơn đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, không loại trừ một ai. Do đó, việc tầm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ là vô cùng cần thiết. Mỗi người nên thực hiện tầm soát đột quỵ 2 lần/năm hoặc tối thiểu 1 lần/năm. Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao thì tần suất kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể nhiều hơn (nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.