Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?

Hiện tượng nổi hạch ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề, trong đó có hạch sau tai. Vậy hiện tượng này “báo hiệu” điều gì về sức khỏe của bạn?

Bạn đang đọc: Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?

1. Lý giải hiện tượng nổi hạch trên cơ thể

Hạch có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể. Những vị trí hay nổi hạch nhất là nách, bụng, cổ, tai… Tùy vào nguyên nhân, hạch sẽ có kích thước khác nhau.

Tuy nhiên, tất cả các hạch đều có “chức năng” giống như các “trạm kiểm soát an ninh”. Bởi thành phần chính trong các hạch là các tế bào bạch cầu (vì thế tên y học của hạch là hạch bạch huyết). Nhiệm vụ của các tế bào này chính là nhanh chóng tìm ra, phát hiện và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể. Đặc biệt, hạch bạch huyết còn có khả năng “thanh lọc” dịch bạch huyết, loại bỏ các virus, vi khuẩn và các tế bào chết, không cho chúng tích tụ.

Như vậy, bản chất của hạch bạch huyết là rất có lợi với cơ thể. Vậy nên, khi hạch sưng cục và nổi lên nghĩa là chúng đang hoạt động mạnh mẽ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý nào đó. Vì thế, khi thấy nổi hạch ở bất cứ vị trí nào bạn cũng không nên chủ quan mà nên đi khám sớm để bác sĩ phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?

Hạch có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể.

2. Nguyên nhân nổi hạch sau tai là do đâu?

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng nổi hạch phía sau tai bao gồm:

– Một số cơ quan bị của cơ thể bị rối loạn chức năng hoặc suy giảm miễn dịch;

– Cơ hể bị các loại vi sinh vật có hại tấn công gây nhiễm trùng;

– Ung thư di căn;

– Các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như: HIV/AIDS; các bệnh lý răng miệng (viêm răng, viêm lợi); các bệnh lý tai mũi họng (viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm tai…) hoặc biến chứng từ bệnh cảm cúm…

– Biến chứng từ bệnh lao;

Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?

Viêm amidan là một trong số các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng nổi hạch phía sau tai.

3. Hạch sau tai cảnh báo điều gì?

Nổi hạch ở sau tai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, kích thước của các hạch không quá lớn nên khiến nhiều người lầm tưởng đây là các nốt mụn thông thường. Thế nhưng, nổi hạch lại là hiện tượng cần được lưu ý vì có thể nó sẽ là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây.

3.1. Nổi hạch sau tai: Dấu hiệu của bệnh ung thư

Nổi hạch phía sau tai được coi là dấu hiệu sơ khai nhất của các bệnh ung thư. Nhưng vì nằm ở vị trí khó phát hiện, kích thước nhỏ nên, không gây đau đớn nên rất ít người chú ý.

Bệnh lý có liên quan nhiều nhất đến hiện tượng nổi hạch sau tai chính là ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, một số bệnh ung thư có liên quan đến hiện tượng này thường là một số cơ quan quanh vùng cổ, đầu.

Tùy từng người mà kích thước của hạch cũng khác nhau nhưng theo thời gian, các hạch sẽ có sự thay đổi kích thước tương ứng với tình trạng của bệnh. Bên cạnh đó, vị trí của hạch cũng không cố định một chỗ. Khi hạch ở yên một chỗ thì người bệnh sẽ sờ thấy hạch cứng và cảm thấy đau nhức.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng của bệnh viêm xoang – không thể chủ quan

Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?

Bệnh lý có liên quan nhiều nhất đến hiện tượng nổi hạch sau tai chính là ung thư tuyến giáp.

3.2. Hạch sau tai báo hiệu các bệnh về hệ bạch huyết

Bản chất hạch là một tổ chức tế bào bạch huyết. Do đó, khi hạch nổi sau tai cũng là dấu hiệu của sự bất thường ở hệ bạch huyết. Cụ thể, khi hệ bạch huyết bị các độc tố hoặc các vi sinh vật có hại tấn công, chức năng “kiểm soát” bị phá vỡ. Vì vậy, nếu thấy sau tai nổi hạch, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3.3. Hạch nổi sau tai báo hiệu tuyến bã nhờn có vấn đề

Khi tuyến bã nhờn gặp vấn đề sẽ dẫn đến sự hình thành các hạch ở sau tai. Cụ thể:

– Tuyến bã nhờn bị tổn thương như rách, xước da, nổi mụn bọc, mụn trứng cá…

– Tuyến bã nhờn gặp trục trặc trong quá trình tổng hợp phân giải;

Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?

Khi tuyến bã nhờn gặp vấn đề sẽ dẫn đến sự hình thành các hạch ở sau tai.

3.4. Hạch sau tai cảnh báo nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng

Như đã chia sẻ, ngoài chứa các tế bào bạch huyết, hạch còn có nguy cơ chứa tế bào chết hoặc “xác” vi sinh vật gây bệnh. Khi những tác nhân này tích tụ quá phát sẽ biến hạch đó trở thành ổ viêm, gây nhiễm trùng hạch. Không những thế, đây còn là nguyên nhân gây ra những bệnh nghiêm trọng như viêm họng, sởi, thủy đậu. Đặc biệt, nếu người bệnh không can thiệp điều sớm, hạch sẽ trở thành tác nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm vú.

4. Một số lưu ý khi “xử lý” hạch nổi sau tai bằng những cách nào?

Để duy trì bản chất lành tính của các hạch bạch huyết (trong đó có hạch tai) cũng như phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, mỗi chúng ta hãy tham khảo các cách sau đây:

– Nhanh chóng tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng;

– Tăng cường vitamin C bằng thuốc hoặc thực phẩm (ổi, bưởi, cam, quýt, súp lơ xanh…). Tuy nhiên, trước khi bổ sung vitamin C bằng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất;

– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm sưng, giảm đau… khi chưa có chỉ định của bác sĩ;

– Thường xuyên theo dõi sát xao những bất thường trong cơ thể để sớm phát hiện được tình trạng nổi hạch sau tai;

– Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp dẫn lưu hạch bạch huyết;

– Để giảm sưng, bạn có thể chườm ấm, chườm lạnh hoặc massage nhẹ nhàng các mạch bạch huyết;

Hạch sau tai “báo hiệu” điều gì về sức khỏe bạn?

>>>>>Xem thêm: Viêm mũi xoang có nguy hiểm không?

Ăn nhiều rau củ quả sẽ giúp tăng cường vitamin, tăng cường sức đề kháng.

Có thể nói, nổi hạch sau tai là một trong những biểu hiện bất thường, cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng này. Tuy nhiên, những thông tin có trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Ngay khi thấy sau tai hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể có sự xuất hiện của các nốt hạch, chúng ta đều cần phải thận trọng, nhanh chóng đi khám để được điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *