Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào?

Hàn ống tủy là kỹ thuật thường được bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân có răng đang gặp vấn đề hoặc các bệnh lý liên quan đến tủy. Việc điều trị tủy này rất quan trọng đối với những răng bệnh vì sẽ góp phần giúp điều trị triệt để bệnh và bảo tồn răng thật tối ưu, giúp người bệnh có thể ăn nhai bình thường mà không gặp trở ngại gì. Vậy cụ thể những trường hợp nào thì nên hàn ống tủy?

Bạn đang đọc: Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào?

1. Hàn ống tủy là giải pháp chữa viêm tủy răng

Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào?

Hàn ống tủy giúp trị viêm tủy răng triệt để

Tủy răng là tổ chức mềm, nhạy cảm, nằm trong hốc giữa ngà răng và là nơi chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh của răng. Tủy răng được bao bọc và bảo vệ qua 2 cấu trúc là ngà răng và men răng. Mặc dù vậy nhưng ở một số vấn đề răng miệng như do chấn thương, sâu răng hoặc các tổn thương khác, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập và tấn công gây bệnh cho tủy răng với cái tên phổ biến là viêm tủy răng.

Tủy răng là tổ chức nhạy cảm với nhiều dây thần kinh và mạch máu, có chức năng nuôi dưỡng răng

Viêm tủy răng là khi tủy răng bị tấn công bởi vi khuẩn sẽ sinh ra phản ứng viêm để chống lại nó, tùy vào mức độ bị tổn thương, có thể phân loại thành các dạng tiền tủy viêm, viêm tủy cấp hay viêm tủy mạn tính. Để tránh bệnh lý này tiến triển nặng, gây hoại tử tủy răng hoặc gây nên các biến chứng khác thì việc điều trị tủy răng là cần thiết. Hầu hết bệnh nhân khi đến nha sĩ trong tình trạng đau đớn dữ dội thường là do tủy răng đã bị viêm lâu ngày, tái phát, thậm chí còn hoại tử tủy răng.

Tùy vào tình trạng và mức độ viêm của tủy răng, nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị tủy cụ thể, nhưng tựu chung là đều cần làm sạch phần tủy răng bị tổn thương và hàn ống tủy lại để giúp ngăn ngừa việc vi khuẩn tấn công thêm cũng như giúp răng ổn định, đảm bảo chức năng nhai.

2. Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào?

Không phải bất cứ tình trạng sâu răng hay tổn thương răng nào cũng cần phải điều trị tủy và thực hiện hàn ống tủy. Để xác định xem tủy răng có cần thiết phải điều trị hay không, các nha sĩ thường sẽ yêu cầu chụp X-quang xương hàm để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của bệnh, từ đó mới đưa ra chỉ định điều trị tủy hay không. Thông thường khi viêm tủy răng ở một mức độ nhất định có thể gây ảnh hưởng hoặc có xu hướng trở nặng, nha sĩ sẽ yêu cầu chữa tủy để chấm dứt các triệu chứng gây nên.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ra nhiều khí hư là tại sao?

Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào?

Nha sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng tủy và lựa chọn phương pháp phù hợp

2.1 Viêm tủy răng có khả năng hồi phục được

Đối với tình trạng viêm tủy ở giai đoạn đầu, chưa quá nặng, vẫn còn có thể cứu chữa thì chưa cần thiết phải điều trị và hàn tủy ngay. Thời gian đầu, nha sĩ sẽ điều trị tích cực nhằm khắc phục tình trạng viêm tủy và bảo tồn răng cho bệnh nhân.

Nếu sau khi tiếp nhận điều trị răng khỏe lên, viêm tủy răng không còn gây đau nhiều, thì nha sĩ sẽ theo dõi, điều trị hỗ trợ cho đến khi khỏi hoàn toàn mà không cần diệt tủy. Tuy nhiên nếu răng bị sâu hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì cần kiểm tra thêm và có thể sẽ cần chữa tủy, loại bỏ phần tủy tổn thương và bảo tồn mô tủy lành để tiếp tục duy trì răng khỏe mạnh trong tương lai.

2.2. Hàn ống tủy khi viêm tủy răng nặng

Đây là trường hợp được khuyên, hay nói đúng hơn là bắt buộc phải điều trị tủy để đảm bảo sức khỏe cho răng bệnh và cả hàm răng cũng như về lâu dài sẽ bảo tồn được mô răng thật khỏi bị phá hủy.

Nếu người bệnh chủ quan không điều trị mà để viêm tủy tiến triển nặng, tủy răng sẽ bị hoại tử và lúc này không còn khả năng điều trị bệnh triệt để. Thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để giảm đau và ngăn chặn nguy cơ lây lan viêm nhiễm cho các răng bên cạnh.

2.3 Hàn ống tủy bảo vệ răng chết tủy

Trường hợp răng bị chết tủy thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn và có 2 hướng điều trị để có thể bảo tồn răng cũng như giúp răng có thể ăn nhai như bình thường. Cả 2 cách này đều có mục tiêu ban đầu là loại bỏ sạch mô tủy hoại tử để ngăn vi khuẩn tấn công gây hỏng răng, mất răng hoàn toàn:

– Bọc sứ: Răng đã chết tủy không còn nguồn nuôi dưỡng nên dễ bị suy yếu, đổi màu, trở nên giòn và dễ vỡ, nên bọc răng bằng kim loại hoặc sứ nha khoa là lựa chọn hàng đầu để giữ răng được lâu dài hơn. Sau khi đã loại bỏ hết các mô tủy hoại tử và làm sạch ống tủy, hàn ống tủy, các bác sĩ sẽ chụp mão sứ lên chiếc răng này.

Hàn ống tủy nên thực hiện khi nào?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử trí tiền sản giật hiệu quả

Gutta-percha nguội khi được sử dụng để hàn tủy răng

– Hàn trám khôi phục hình dáng răng: Nếu không muốn bọc sứ và răng không bị vỡ, mẻ hoặc lỗ sâu răng lớn, người bệnh có thể lựa chọn điều trị tủy và hàn trám khôi phục hình dáng răng. Lúc này, nha sĩ sẽ khoan mở tủy, lấy toàn bộ phần tủy hoại tử cũng như làm sạch ống tủy, sau đó hàn ống tủy lại bằng vật liệu thích hợp. Để đạt kết quả điều trị tốt, nha sĩ cần đảm bảo hàn kín ống tủy và trám bề mặt răng với mức độ hợp lý để tránh gây cộm, kênh khi ăn nhai. Vật liệu thường dùng để hàn phổ biến hiện nay là gutta-percha, nó có tính dẻo tương đối, là dạng lỏng khi nóng và cứng chắc khi nguội.

3. Lưu ý khi chăm sóc răng hàn ống tủy

Để có kết quả hàn răng điều trị tủy tốt nhất, người bệnh cần lưu ý ở cả 2 bước là lựa chọn cơ sở uy tín với bác sĩ tay nghề cao để điều trị và chăm sóc răng sau hàn tủy đúng cách để tránh các rủi ro không mong muốn như vỡ, mẻ miếng trám… Khi răng đã được điều trị tủy thì răng đó thường suy yếu hơn những răng còn lại. Vì thế, sau khi hàn răng người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho răng như:

– Chế độ ăn uống phù hợp, không cắn hoặc nhai thức ăn quá cứng, không ăn uống thực phẩm quá nóng, quá lạnh bất thường.

– Tránh dùng lực nhai nhiều ở vị trí răng đã điều trị tủy

– Đánh răng kĩ với lực chải nhẹ nhàng.

– Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch thức ăn mắc tại kẽ răng.

– Đi khám răng định kỳ để kiểm tra tình trạng răng hàn và để phát hiện sớm tình trạng sâu răng do răng không còn cảm giác

Có thể thấy hàn tủy răng là rất cần thiết trong các trường hợp bị viêm tủy răng, hoại tử tủy răng để giảm triệu chứng và bảo tồn răng gốc. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, kỹ thuật chữa tủy răng hiện nay khá đơn giản, gần như không gây đau đớn và có thể thực hiện tại nhiều cơ sở nha khoa trên cả nước. Tuy nhiên để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên chọn các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện có chuyên khoa răng uy tín để điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *