Composite là một trong những vật liệu hàn răng được ưa chuộng nhất hiện nay bởi sở hữu những ưu điểm vượt trội. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về hàn răng composite để có thêm những thông tin bổ ích giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhé.
Bạn đang đọc: Hàn răng Composite – Giải pháp thẩm mỹ răng ưu việt dành cho bạn
1. Hàn răng composite là gì?
Hàn răng composite (trám răng composite) là phương pháp thẩm mỹ răng an toàn, sử dụng vật liệu Composite có màu sắc tương đồng như răng thật để bít những lỗ hổng ở răng, bảo tồn răng và bảo vệ răng tránh khỏi các bệnh lý nha khoa.
Phương pháp này sử dụng vật liệu Composite có màu sắc tương đồng như răng thật để bít những lỗ hổng ở răng.
2. Đối tượng hàn răng Composite
Những trường hợp có thể sử dụng phương pháp này có thể kể đến như:
2.1 Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý phổ biến với các biểu hiện như xuất hiện các đốm đen, nâu, lỗ hổng lớn trên bề mặt răng.
2.2 Răng bị sứt mẻ
Răng bị sứt mẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn những đồ cứng, tác nhân từ môi trường tác động: chấn thương, va đập,…Khi bị sứt mẻ, răng sẽ không có hình dạng như ban đầu, suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai.
2.3 Răng thưa
Hàn răng bằng composite hoàn toàn có thể áp dụng với các trường hợp răng thưa hở kẽ dưới 2mm, ngăn ngừa thức ăn không tích tụ lại ở những kẽ răng đó và đảm bảo thẩm mỹ cho hàm răng.
3. Ưu và nhược điểm của hàn răng composite
3.1 Ưu điểm
Vật liệu composite có màu sắc trắng, tự nhiên, gần như tương đồng với màu răng thật.
– Màu sắc trắng, tự nhiên, gần như tương đồng với màu răng thật.
– Có độ bền rất cao, chịu lực tốt trước sự mài mòn thường xuyên từ môi trường xung quanh.
– Lành tính, không gây nên bất kỳ kích ứng nào cho người sử dụng.
– Kỹ thuật hàn răng được thực hiện rất nhanh dưới nhiệt độ thường, giúp cho việc tạo hình được chính xác và tỉ mỉ.
– Chi phí hợp lý.
– Khi hàn răng không xâm lấn vào răng thật, bảo vệ răng tối đa.
3.2 Nhược điểm
– Do thực hiện tỉ mỉ nên thời gian hàn răng sẽ lâu hơn phương pháp truyền thống.
– Có khả năng bị vàng ố sau một thời gian sử dụng nếu không chăm sóc kỹ lưỡng sau khi hàn.
4. Quy trình hàn răng bằng composite
4.1 Thăm khám tổng quát
Đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát để xem tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Sau đó sẽ xem nguyên nhân phải hàn là gì (sâu răng, sứt mẻ hay răng thưa) và kích thước chỗ cần hàn. Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được tư vấn cặn kẽ cho bệnh nhân về kỹ thuật hàn răng bằng composite.
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu tiền – Cách xác định chi phí
Bệnh nhân sẽ được tư vấn cặn kẽ cho bệnh nhân về kỹ thuật hàn răng bằng composite sau khi bác sĩ đã tư vấn tổng quát
4.2 Thực hiện gây tê
Bệnh nhân được tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí cần hàn răng để giảm đau nhức cũng như khó chịu khi thực hiện.
4.3 Vệ sinh răng miệng
Khi thực hiện điều trị bệnh lý hay thẩm mỹ nha khoa, vô trùng là yếu tố vô cùng quan trọng, chính vì vậy trước khi hàn răng cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch khoang miệng, nhất là vùng cần hàn bằng những dụng cụ y tế chuyên dụng, ngăn ngừa tối đa khả năng nhiễm trùng trong và sau khi hàn răng.
4.4 Hàn răng
Đổ vật liệu composite vào phần lỗ hổng đã được làm sạch. Sau đó sẽ chiếu laser để composite đông cứng lại trong khoảng 40 giây thông qua phản ứng quang trùng hợp.
4.5 Điều chỉnh vết hàn
Điều chỉnh lại vết hàn vừa vặn với phần lỗ hổng, loại bỏ đi những chỗ dư thừa và làm nhẵn chỗ hàn để người bệnh không bị khó chịu.
5. Những lưu ý sau khi hàn răng composite
Để bảo tồn được chỗ hàn răng không bị sớm mài mòn hay ố vàng, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
– Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, với bàn chải lông mềm với kích thước phù hợp.
– Sử dụng nước súc miệng sau 3 bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ được những mảng bám trên răng.
– Không tác động mạnh lên phần hàn của răng như ăn đồ quá cứng, giòn,…
– Nếu có thói quen nghiến răng, bạn cần loại bỏ ngay.
– Những thực phẩm quá nóng hay quá lạnh nên được loại bỏ.
– Hạn chế những đồ uống có hàm lượng đường cao, có màu như cà phê, trà, nước có gas…dễ gây hại cho men răng và gây xỉn màu răng.
– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng phát triển khoẻ mạnh.
>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô – Những điều nên biết
Bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng phát triển khoẻ mạnh.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về hàn răng Composite. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ nha khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.