Hàn răng mẻ và những điều cần lưu ý!

Hàn răng là một trong những phương pháp hữu hiệu để phục hình răng mẻ hiệu quả. Tuy nhiên, hàn răng mẻ chỉ là phương pháp phục hình răng tạm thời chứ không thể đảm bảo được độ bền và thời gian sử dụng lâu dài cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Hàn răng mẻ và những điều cần lưu ý!

1. Những nguyên nhân khiến răng bị sứt mẻ

Hàn răng mẻ và những điều cần lưu ý!

Răng mẻ có thể xảy ra đối với bất cứ ai ở mọi độ tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Răng sứt mẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

1.1. Men răng yếu

Men răng đóng vai trò bảo vệ răng trước những tác nhân gây hại. Tuy nhiên, có nhiều người có men răng rất yếu bẩm sinh hoặc men răng yếu dần do những thói quen xấu hàng ngày. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng dễ bị sứt mẻ ghi gặp tác động mạnh.

1.2. Sâu răng

Răng sâu khiến cho toàn bộ cấu trúc yếu và nhạy cảm, dễ dàng bị sứt mẻ khi ăn đồ cứng hoặc chịu tác động mạnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sứt mẻ răng nhiều nhất.

1.3. Chấn thương và chịu tác động lực bên ngoài

Khi gặp chấn thương trong khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông, hay dùng răng để cắn những đồ vật quá cứng và thói quen nghiến răng khi đi ngủ,… cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến răng bị sứt mẻ, đặc biệt là ở vị trí răng cửa.

Răng sứt mẻ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn nhai cũng như gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Do vậy, khi răng bị mẻ, người bệnh cần có những biện pháp khắc phục phù hợp tùy theo tình trạng.

2. Những trường hợp nào có thể cải thiện tình trạng răng sứt bằng phương pháp hàn răng?

Tìm hiểu thêm: Điểm danh 5 nguyên nhân gây thói quen nghiến răng khi ngủ

Hàn răng mẻ và những điều cần lưu ý!

Tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định hàn răng để phục hình răng bị sứt.

Hàn răng là phương pháp phục hình răng nhanh, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Đây là phương pháp phù hợp nhất dành cho các răng cửa giúp chúng có thể nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sứt mẻ nghiêm trọng, miếng sứt to thì bệnh nhân cần thực hiện dán sứ hoặc bọc sứ mới có thể phục hồi thẩm mỹ toàn diện cho răng.

Ngoài ra, hàn răng sứt còn được áp dụng trong các trường hợp như:

– Răng cửa sứt mẻ hoặc vỡ nhưng chưa ảnh hưởng đến ngà cũng như tủy răng

– Răng thưa, hở kẽ nhỏ khi hàn sẽ giúp răng tăng độ thẩm mỹ

– Men răng bị mòn

– Răng sau khi điều trị tủy, lỗ sâu

3. Hàn răng mẻ có bền không? Quá trình hàn có đau không?

3.1. Độ bền của hàn răng mẻ

Ngoài vấn đề răng mẻ có hàn được không thì nhiều người còn quan tâm đến độ bền của phương pháp này. Tùy theo vật liệu hàn và tay nghề của bác sĩ mà hàn răng bị mẻ có độ bền lên đến 2-3 năm. Tuy nhiên, việc vết hàn răng sứt mẻ có bền không còn phụ thuộc vào việc chăm sóc răng miệng sau khi hàn. Để răng sứt mẻ có thể phục hình dài lâu mà không cần đi bảo dưỡng hay làm lại, người bệnh có thể cân nhắc đến các phương  pháp như bọc sứ hay dán sứ. Đây là 2 phương pháp phục hình răng phổ biến nhất và có độ bền lên tới 10 năm.

3.2. Quá trình hàn răng mẻ có đau không?

Quá trình hàn răng sứt mẹ cũng không hề đau đớn như nhiều người vẫn tưởng tượng. Quá trình trám răng mẻ sẽ bắt đầu với việc vệ sinh khoang miệng kỹ càng để ngăn ngừa các biến chứng cho vi khuẩn còn sót lại trong các kẽ răng gây ra. Sau khi vệ sinh xong, bác sĩ sẽ gây tê trước khi thực hiện hàn răng. Cả quá trình hàn răng sứt mẻ diễn ra rất nhanh chóng chỉ khoảng từ 15-20 phút.

Sau quá trình hàn, người bệnh có thể cảm nhận một chút sự ê buốt nhưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu người bệnh trám răng ở các cơ sở Nha khoa không uy tín và tay nghề bác sĩ không cao có thể bị đau nhức dữ dội và gặp các biến chứng đáng tiếc do không được thăm khám kỹ lưỡng trước khi hàn.

4. Các cách chăm sóc răng trước và sau khi hàn.

Hàn răng mẻ và những điều cần lưu ý!

>>>>>Xem thêm: Người bị ung thư nên ăn gì?duy trì sức khỏe

Biết cách chăm sóc răng đúng trước và sau khi hàn giúp kéo dài tuổi thọ của miếng hàn cũng như đảm bảo hiệu quả trong quá trình ăn nhai bình thường.

4.1. Trước khi hàn răng mẻ

Ngay sau khi bị mẻ răng mà không kịp đến thăm khám, điều trị tại các cơ sở Nha khoa, người bệnh cần nắm được một vài biện pháp tự chăm sóc như:

– Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để bảo đảm răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa khả năng vi khuẩn làm tổn thương răng miệng.

– Dùng thuốc giảm đau để làm giảm đi các biểu hiện đau đớn sau khi bị sứt răng.

– Nếu vết gãy tạo ra những cạnh sắc hoặc lởm chởm, hãy sử dụng parafin sáp hoặc kẹo cao su để che đi, ngăn ngừa việc tổn thương lưỡi hoặc 2 bên trong môi, má.

4.2. Sau khi hàn răng mẻ

– Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh khiến miếng trám co giãn đột ngột gây ra tình trạng rò rỉ miếng trám.

– Hạn chế ăn các đồ quá cứng, dai dẻo hoặc có màu sậm vì nó có thể khiến miếng trám bong tróc và đổi màu.

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn xong để đảm bảo vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ.

Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở Nha khoa hàng đầu hiện nay có dịch vụ hàn răng mẻ hiệu quả, nhanh chóng với chi phí hợp lý. Đội ngũ bác sĩ Nha khoa tại Thu Cúc TCI đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thăm khám cũng như điều trị, đảm bảo kết quả tốt sau khi điều trị.

Tổng đài của Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *