Sâu răng là tình trạng khá phổ biến có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Sâu không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai của răng mà còn gây ra nhiều khó chịu. Hàn răng sâu chính là một trong những phương pháp hàng đầu để giải quyết tình trạng này.
Bạn đang đọc: Hàn răng sâu là gì? Thực hiện như thế nào?
Vậy hàn răng cụ thể là gì và được thực hiện như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hàn răng sâu là gì?
Hàn răng (trám răng) là kỹ thuật sử dụng vật liệu hàn để lấp đầy các khoảng trống ở răng. Phương pháp này giúp bù đắp phần mô răng bị khuyết thiếu do sâu gây ra. Từ đó trả lại hình dáng và kích thước vốn có cho răng.
Hàn răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu hàn để lấp đầy các khoảng trống ở răng
Với nền y học tiên tiến hiện nay, kỹ thuật hàn răng được thực hiện khá đơn giản và không đau.
Bạn có thể tiến hành hàn ngay sau khi phát hiện có lỗ sâu trên bề mặt răng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp rất khó để phát hiện lỗ sâu mà chỉ có cảm giác ê buốt. Vì vậy, bác sĩ cần tiến hành chụp X-quang răng. Nhờ đó có thể xác định những lỗ sâu mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Theo các chuyên gia, răng sâu nên được xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để lâu có thể gây ra nhiều khó chịu và những biến chứng nguy hiểm. VD: Răng đau, ê buốt; viêm tủy; ảnh hưởng đến khả năng ăn, nhai; mất răng; thậm chí làm sâu răng bên cạnh;…
Do đó, bạn nên đi khám nha khoa ngay khi có dấu hiệu để được điều trị kịp thời.
2. Quy trình thực hiện
Thông thường, một quy trình hàn răng sâu sẽ được bác sĩ thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Xác định chính xác răng sâu và vị trí bị sâu bằng cách khám và chụp X-quang răng. Sau đó, bác sĩ tư vấn và thống nhất với người bệnh chọn vật liệu hàn răng.
– Bước 2: Tùy thuộc vào kích thước và độ khó của lỗ sâu, bác sĩ sẽ cân nhắc gây tê hoặc không. Trong trường hợp cần tiêm gây tê, bác sĩ sẽ đặt gel tê tại vị trí cần đưa kim tiêm vào. Điều này giúp bạn không cảm thấy khó chịu trong quá trình tiêm tê.
– Bước 3: Làm sạch các mặt răng cần hàn và cả các răng bên cạnh. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của vết hàn.
– Bước 4: Làm sạch tại các vị trí có lỗ sâu bằng công cụ chuyên dụng. Lấy hết thức ăn bị giắt và tổ chức ngà sâu ra ngoài. Tránh tối đa việc răng bị sâu lại sau khi hàn.
– Bước 5: Tạo hình cho lỗ sâu để đảm bảo chất hàn có thể bám dính tốt trên mặt răng.
– Bước 6: Đặt lớp lót đáy để bảo vệ tủy răng ở dưới, tránh ê buốt sau khi hàn.
– Bước 7: Lấp đầy vật liệu hàn vào lỗ sâu
– Bước 8: Khi chất hàn cứng lại, bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành chỉnh sửa. Loại bỏ phần hàn thừa, tạo lại hình dáng và kích thước cho răng. Đây là công đoạn cuối cùng, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và không gây vướng víu khi ăn.
Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ loại bỏ phần hàn thừa
3. Hỏi đáp bác sĩ
3.1 Hàn răng có được lâu không?
Thực tế, độ bền của răng hàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:
– Chất liệu hàn được sử dụng
– Kỹ thuật của bác sĩ
– Cách chăm sóc và vệ sinh răng
– Vị trí hàn răng
– Độ khó của răng khi hàn
– …..
Để bảo vệ răng được lâu, người bệnh tốt nhất nên tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.2 Hàn răng bằng chất liệu gì?
Các vật liệu hàn sẽ tồn tại lâu trên mặt răng và trong miệng. Vì vậy chúng cần phải lành tính và có thể chịu được lực nhai tốt. Ít mòn và không gây ra kích ứng cho răng miệng, không gây hại cho cơ thể.
Hiện nay, các loại vật liệu hàn răng trên thị trường khá đa dạng. Một số loại vật liệu phổ biến hay được sử dụng có thể kể tới như:
– Chất hàn Composite (Loại phổ biến nhất): Khá giống màu răng, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên sau vài năm chất hàn có thể đổi màu, vỡ và bạn sẽ phải thay mới.
– Xi măng thủy tinh (GIC cement): Ưu điểm của chất liệu này là thao tác nhanh và ưa nước. Vì vậy thường được dùng khi hàn ở các vị trí khó cách ly nước bọt. Một số trường hợp được dùng cho trẻ em khi trẻ không hợp tác. Có thể chống sâu răng, tuy nhiên lại dễ vỡ và mòn nhanh, ít màu để lựa chọn.
– Amalgam: Khả năng chịu mòn và chịu lực cao. Tuy nhiên, vật liệu này có màu sẫm như kim loại nên không đảm bảo được tính thẩm mỹ. Thường chỉ được dùng với các răng nằm sâu trong miệng. Ngoài ra, màu sẫm của chất hàn này có thể ngấm vào răng làm răng bị sẫm màu.
– Kim loại: Thường là hợp chất titan hoặc vàng, tương thích tốt với môi trường răng miệng. Thường được dùng cho răng hàm vì khả năng chịu mòn, chịu lực tốt, hạn chế được sâu răng. Tuy nhiên màu sắc khác với màu răng nên không đảm bảo tính thẩm mỹ. Đồng thời kỹ thuật thực hiện cũng phức tạp hơn.
– Sứ: Là loại vật liệu được sử dụng khá phổ biến, đảm bảo được tính thẩm mỹ. Tuy nhiên kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi nha sĩ thực hiện phải có tay nghề cao.
Tìm hiểu thêm: 5 bệnh ung thư thường gây ra những triệu chứng nhạy cảm, đừng bỏ qua
Các loại vật liệu hàn răng sâu trên thị trường khá đa dạng
3.3 Những lưu ý khi hàn răng
Sau khi hàn răng xong, người bệnh cần lưu ý:
– Có thể sẽ khó chịu do tác dụng của thuốc gây tê: Sưng, tê bì, môi má trĩu xuống,… Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ hết ngay khi thuốc tê hết tác dụng. Người bệnh nên tránh nhai thức ăn ở phía còn tê để không bị cắn vào môi, má.
– Với hàn Composite, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi thực hiện. Tuy nhiên với các chất hàn khác, bạn tốt nhất nên tránh nhai trong khoảng 4 tiếng.
– Không nên dùng đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng trong những ngày đầu. Tránh trường hợp răng bị kích thích, dẫn đến ê buốt hoặc đau.
– Không dùng tăm hay vật cứng để xỉa răng ở những chỗ có miếng hàn. Tốt nhất chỉ nên vệ sinh răng bằng chỉ tơ nha khoa. Đồng thời đánh răng nhẹ nhàng trong những ngày đầu để tránh làm bong miếng hàn.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có màu (cà phê) hoặc thuốc lá để không làm xỉn màu miếng hàn.
3.4 Hàn răng bị sâu có đau không?
Hàn răng sâu là thủ thuật được thực hiện rất phổ biến hiện nay. Thông thường trước khi hàn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vị trí cần trám. Vì vậy sẽ không gây ra đau đớn hay khó chịu cho người bệnh khi thực hiện.
Nếu bạn cảm thấy đau, rất có thể đó là do bác sĩ thực hiện hàn có chuyên môn chưa cao. Chưa xử lý triệt để tình trạng sâu hoặc hàn không khớp với lỗ sâu. Từ đó gây ra cảm giác đau nhức khi hàn.
Do đó, bạn tốt hơn nên thực hiện hàn răng tại các cơ sở uy tín với trang thiết bị hiện đại. Đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền cũng như tính an toàn cho bản thân và hàm răng của mình.
3.5 Chi phí hàn răng hết bao nhiêu?
Khi thực hiện hàn răng, chi phí là yếu tố mà khá nhiều người quan tâm. Thông thường, giá để hàn một chiếc răng sâu dao động từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng. Mức giá này tùy thuộc vào độ khó cũng như các bước cần thực hiện. Nếu có bệnh lý trước thì chi phí sẽ cao hơn so với chỉ sâu nhẹ.
Bên cạnh đó, loại vật liệu được sử dụng và mức độ uy tín của bác sĩ cũng quyết định tới khoản chi phí bạn phải bỏ ra.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI có thực hiện dịch vụ hàn răng sâu. Với đội ngũ bác sĩ Nha khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị tối tân nhất, chúng tôi tự tin sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho hàm răng của bạn.
>>>>>Xem thêm: 4 Biện pháp tầm soát ung thư phổi hiện nay
Nha khoa Thu Cúc TCI là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho bạn
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về hàn răng sâu mà Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.