Khác với các hình thức làm răng vĩnh viễn, hàn răng tạm thời chỉ là phương pháp sử dụng nhằm mục đích trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây là cách cần thiết với những công dụng bất ngờ cho răng, đặc biệt là với tình trạng sâu răng, răng sứt mẻ,… Hãy cùng tìm hiểu về hàn răng qua bài viết để hiểu hơn về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Hàn răng tạm thời – Những công dụng không thể bỏ qua
1. Hàn răng tạm thời và các dạng vật liệu hàn răng
1.1. Hàn răng tạm thời
Hàn răng tạm – hay còn gọi là trám răng tạm thời, là hình thức sử dụng vật liệu hàn răng tương ứng nhằm lấp khoảng trống trên răng và những phần mô răng bị khuyết do bệnh lý hoặc vấn đề răng lợi gây nên. Khi hàn răng, nha sĩ mục đích tái tạo hình dáng, kích thước như ban đầu của răng và một phần khôi phục lại chức năng của răng.
Hàn/trám răng tạm thời thực chất như đúng tên gọi của mình, chỉ lấp đầy khoảng trống trên/trong răng như cách thợ xây trát vữa lấp đầy lỗ hổng, có thể được sử dụng trong các tình huống hàn tạm xoang răng sâu hoặc hàn tạm ống tủy để theo dõi điều trị. Kỹ thuật này khá đơn giản, không đau, không cần mài cùi hay chụp răng, nên không thay đổi hay ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Hiện nay, tùy theo điều kiện cũng như nhu cầu của bệnh nhân mà vật liệu hàn răng cũng có thể khác biệt và thay đổi.
Hàn/trám răng tạm thời
1.2. Các vật liệu hàn răng
1.2.1. Xi măng Silicat
Từ lâu, xi măng silicat đã là vật liệu được lựa chọn và sử dụng chủ yếu trong hàn/trám răng. Với màu sắc khá giống răng thật, vật liệu này còn có nhiều ưu điểm khác như chưa Flour giúp chống sâu răng, ưa nước, thao tác nhanh, có thể dùng ở mọi vị trí răng, chính vì thế, được dùng với các răng khó cách ly nước bọt và trăng trẻ em không hợp tác.
Bên cạnh những ưu điểm dễ nhìn trên xi măng Silicat thì vật liệu này khá dễ vỡ, nhanh mòn, không nhiều màu sắc để lựa chọn.
1.2.2 Amalgam
Đây là vật liệu được cấu tạo từ hỗn hợp các kim loại như thủy ngân, bạc, kẽm, đồng,… với nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, chịu lực tốt. Vật liệu này thường dùng cho các lỗ răng lớn hoặc các răng có chức năng nhai chính bị tổn thương. Amalgam có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, nên làm giảm khả năng cảm biến mùi vị thức ăn. Ngoài ra, do tính thẩm mỹ không cao nên Amalgam thường dùng cho các răng ở vị trí khuất tầm nhìn.
1.2.3. Sứ
Sứ cứng, màu sắc thẩm mỹ nên có thể phù hợp hàn ở các răng cửa. Tuy nhiên, vật liệu sứ lại khá dễ giòn vỡ, nên quá trình sử dụng cẩn thận vì dễ bị bong ra.
1.2.4. Composite
Composite là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu này có màu tương tự răng tự nhiên nên hợp với hàn răng thẩm mỹ. Ngoài ra, Composite có khả năng chịu lực và chịu mòn tốt. Tuy vậy, vật liệu này có thể khiến răng ê buốt đôi lúc trong khi hàn. Loại hàn này thường dùng được 1 vài năm, sau đó chất hàn đổi màu, vỡ và cần thay mới.
1.2.5. Kim loại
Kim loại dùng hàn răng thường là titan hoặc vàng, do chúng có tính tương thích tốt với răng miệng. Các kim loại này có tính chịu mòn, chịu lực tốt, đồng thời không có tính thẩm mỹ cao nên thường áp dụng hàn răng hàm. Kỹ thuật để hàn răng bằng kim loại cũng phức tạp hơn.
2. Công dụng của việc hàn răng tạm
Như đã nói, hàn/trám răng tạm thời dùng trong các trường hợp răng sâu hoặc hàn tạm ống tủy trong quá trình theo dõi điều trị. Có thể kể đến những tác dụng lớn từ việc hàn răng như:
– Giúp khôi phục hình dáng, kích thước răng bị hỏng, sứt hoặc tổn thương.
– Đảm bảo chức năng nhai bình thường của răng và vị trí răng.
– Khôi phục tính thẩm mỹ như lúc đầu cho răng bị tổn thương.
– Tránh việc thức ăn mắc trong khu vực lõm, tránh sự bào mòn của các axit hoặc sự tấn công của vi khuẩn gây sâu, viêm răng.
– Tránh tình trạng hở ngà làm ê buốt sau khi thực hiện nạo vết sâu răng.
– Ngăn ngừa vấn đề hôi miệng do việc mắc cặn thức ăn trong các lỗ răng sâu.
Tìm hiểu thêm: 3 Loại thuốc đau mắt đỏ cho bà bầu
Hàn/trám răng giúp khắc phục hình dạng và chức năng của răng
3. Những ai nên thực hiện hàn tạm thời răng?
Khá nhiều trường hợp nên hàn/trám răng tạm thời để bảo vệ răng cũng như duy trì chức năng răng. Đó là khi:
– Mòn răng: Việc men răng ở cổ chân răng có thể bị bào mòn và làm lộ lớp ngà răng, khiến răng thường xuyên ê buốt, nhạy cảm với các đồ nóng hoặc lạnh.
– Sâu răng: Vi khuẩn đục khoét và tạo nên những lỗ sâu rộng trên răng, có thể làm phá hủy tủy răng và lây lan tình trạng sâu răng sang các răng lân cận. Khi đó, việc làm sạch, hàn răng lấp các lỗ sâu là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sâu răng diện rộng này.
– Răng vỡ/ sứt/ mẻ: Các tai nạn có thể khiến răng bị ảnh hưởng trực tiếp như vỡ, sứt mẻ,… Khi đó, hàn răng sẽ giúp tái tạo hình dáng và chức năng ban đầu của răng.
– Một số vấn đề răng khiếm khuyết: Nhiều hàm răng có thể bị tình trạng quá thưa, khoảng cách giữa 2 răng lớn, răng đổi màu,… Khi này, hàn có thể giúp khắc phục những vấn đề thẩm mỹ của răng.
4. Một số lưu ý sau khi hàn răng
Việc thực hiện chăm sóc sau khi hàn răng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cũng như tuổi thọ của vết hàn. Cần chú ý:
– Tránh ăn uống trong 2 giờ đầu sau khi hàn răng vì đây là thời gian để miếng hàn đông đặc và bám vào vị trí hàn.
– Trong 1-2 ngày đầu sau hàn răng, nên ăn đồ mềm, tránh các đồ dai, cứng nhằm giảm áp lực nhai cho răng, hạn chế nguy cơ vỡ hoặc nứt miếng trám.
– Tránh các đồ ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khi đang chờ miếng hàn đông đặc.
– Hạn chế đồ ăn/uống nhiều đường, nhiều axit.
– Nên bỏ thuốc lá, bia rượu
– Đánh răng và vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
– Tái khám định kỳ để ngừa sâu răng, lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như miếng trám.
>>>>>Xem thêm: Bị viêm nhiễm phụ khoa có nguy hiểm không?
Thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi vết hàn/trám và tình trạng răng miệng
Như vật, hàn răng tạm thời là thao tác có rất nhiều công dụng và ý nghĩa trong việc điều trị, đảm bảo tính thẩm mỹ và duy trì chức năng của răng. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn có thể đến các nha khoa có cơ sở vật chất đảm bảo cũng đội ngũ nha sĩ chuyên môn cao để thực hiện. Bên cạnh đó, đừng quên việc vệ sinh cũng như các vấn đề trong sinh hoạt cần lưu ý sau khi hàn/trám răng tạm thời để đảm bảo vết trám răng hiệu quả lâu bền.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.