Hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền và những điều cần lưu ý

Răng thưa không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây thiếu thẩm mỹ. Sở hữu răng thưa có thể khiến ta kém tự tin và ngại giao tiếp. Một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này phổ biến là thực hiện hàn trám. Vậy hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền? Khi thực hiện ta cần lưu ý những điều gì?

Bạn đang đọc: Hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền và những điều cần lưu ý

1. Răng thưa có thể hàn trám khắc phục được không?

Hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền và những điều cần lưu ý

Một số mức độ răng thưa có thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám thẩm mỹ

Hàn trám răng thưa là một trong những biện pháp thường được chỉ định để khắc phục răng thưa kẽ. Tuy đây là một phương pháp đơn giản, không dùng tới dao kéo và tiết kiệm được chi phí đáng kể nhưng không thể áp dụng mọi trường hợp.

Cụ thể, hàn răng thưa sẽ chỉ thích hợp áp dụng với các trường hợp răng hở kẽ độ nhẹ. Khi đó, khoảng cách giữa các răng không quá lớn. Nếu như ta thực hiện hàn trám với những trường hợp thưa quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn tới độ bền miếng trám. Có thể chỉ sau vài năm, miếng trám sẽ bị bung ra. Thậm chí, khi ta ăn những món cứng cũng dễ bị mẻ, sứt hơn do độ cứng của vật liệu trám không đảm bảo.

Một số trường hợp có thể hàn răng thẩm mỹ khắc phục:

– Rặng bị khấp khểnh, lệch lạc nhẹ.

– Răng có vết nứt.

– Răng bị ngắn.

– Răng bị chấn thương không quá nghiêm trọng.

– …

Tìm hiểu thêm: Dư ối khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền và những điều cần lưu ý

Màu sắc của vật liệu hàn trám khá tương đồng với răng thật

Trám răng thưa đem lại khá nhiều lợi ích:

– Không tác động xấu tới răng thật, không xâm lấn cấu trúc răng.

– Tình trạng răng bị thưa được khắc phục hiệu quả.

– Tình trạng sâu răng sẽ được ngăn ngừa.

– Quá trình thực hiện nhanh chóng, chỉ cần khoảng 15-20 phút để thực hiện trám

2. Hàn răng thưa nên sử dụng loại vật liệu nha khoa gì?

2.1 Hàn răng với vật liệu Composite

Composite hiện đang là loại vật liệu nha khoa hàn răng được dùng phổ biến. Với nhiều ưu điểm nổi bật cùng chi phí mức tầm trung, loại vật liệu này được áo dụng cho đa số ca hàn răng hiện nay. Khi sử dụng loại vật liệu này, ta sẽ thấy:

– Tính thẩm mỹ cao với màu sắc răng tự nhiên.

– Độ bền cao, chịu lực tốt.

– Quá trình thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, xong ngay sau một lần thăm khám, thực hiện.

Tuy nhiên, loại vật liệu này vẫn tồn tại một số hạn chế:

– Vật liệu dễ bị bám màu, đổi màu.

– Kẽ răng thưa lớn thì miếng trám sẽ dễ bị bong, sứt, mẻ.

2.2 Hàn răng thưa với sứ Inlay-Onlay

Hàn trám răng thưa với sứ Inlay – Onlay là sự lựa chọn được đánh giá khá cao với cả vị trí răng hàm và răng cửa. Chất liệu sứ này đem tới nhiều ưu điểm như:

– Độ tương đồng với mão răng sứ giúp tăng độ cứng chắc, độ bền (gấp khoảng 5 lần so với răng thật).

– Sứ Inlay – Onlay không dễ bị tác động bởi nhiệt độ hay môi trường xung quanh, hạn chế tình trạng co giãn.

– Màu sắc chất liệu tốt, gần như giống hệt với răng thật.

Tuy nhiên, chi phí khi trám răng bằng vật liệu này khá cao. Trung bình sẽ có mức giá tương đương với giá của một mão răng sứ tầm trung. Tuy nhiên về lâu dài, đây sẽ là phương pháp đem tới hiệu quả tối ưu hơn.

3. Độ bền sau khi thực hiện hàn răng thưa

Hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền và những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Những tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi

Độ bền của miếng trám răng được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3.1 Vật liệu hàn

Mỗi loại vật liệu hàn răng thưa sẽ có độ bền, tuổi thọ khác biệt. Cụ thể:

– Amalgam: 10-15 năm.

– Composite: 2-3 năm.

– Các vật liệu sứ: 15-20 năm.

3.2 Chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ

Tuy vật liệu hàn trám quyết định khá nhiều tới độ bền sau khi hàn răng thưa nhưng yếu tố về chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ cũng không kém phần quan trọng. Một bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao cùng nhiều kinh nghiệm sẽ có thể phán đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Từ đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, mức độ rủi ro thấp hơn.

3.3 Cách chăm sóc sau điều trị

Bên cạnh những yếu tố trên, sau khi hàn răng, người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc phù hợp để đảm bảo răng bền chắc. Những thói quen hàng ngày như chải răng, sử dụng chỉ nha khoa, ăn uống khoa học, … rất cần thiết để miếng trám răng được kéo dài tuổi thọ. Ngược lại nếu chế độ chăm sóc không phù hợp, người bệnh hay uống rượu bia, hút thuốc, … thì tuổi thọ miếng trám sẽ giảm sút nghiêm trọng.

4. Thực hiện hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, chi phí thực hiện hàn răng thưa cụ thể chỉ được xác định chính xác sau khi được bác sĩ thăm khám. Tổng mức giá thực hiện sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại, mức độ thưa của răng, chất liệu nha khoa hàn trám, kỹ thuật thực hiện, … Cụ thể, chi phí thực hiện hàn răng thưa có thể chỉ ở mức vài trăm nghìn đồng cho một răng nhưng cũng có thể lên tới vài triệu đồng.

5. Những lưu ý sau khi thực hiện hàn răng thưa

Để đảm bảo hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của miếng trám răng, sau đây là một số điều ta cần lưu ý:

– Không nên ăn uống ngay khi vừa thực hiện hàn răng: Điều này dễ gây tác động không tốt tới miếng trám, dễ gây bung, lệch. Ta nên đợi khoảng 2 tiếng sau khi trám răng để miếng trám được cố định hoàn toàn rồi mới ăn uống.

– Không ăn những món quá dai, cứng hay quá nóng, quá lạnh: Việc ăn như vậy sẽ dễ gây kích thích miếng trám, ảnh hưởng độ bám dính hoặc có thể sứt, mẻ.

– Kiêng ăn một số loại thực phẩm có thể gây tổn hại cho men răng như: trà, cà phê, socola, …

– Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách, không thực hiện chải quá mạnh để tránh miếng trám bị bong, bật.

– Nếu ta nhận thấy 1 điểm nhô lên khó chịu thì cần thông báo tới bác sĩ ngay để được giải quyết kịp thời.

– Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 2 lần mỗi năm để kiểm tra lại tình trạng vết hàn răng cũng như sức khỏe răng miệng tổng thể.

Bài viết trên đã cho ta biết một số thông tin về hàn răng thưa và hàn răng thưa hết bao nhiêu tiền. Hy vọng qua đây, mọi người đã có được những thông tin cần thiết để hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân cũng như mọi người trong gia đình mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *