Trám răng là giải pháp hàng đầu để khắc phục tình trạng răng sâu, nứt vỡ nhẹ. Răng sau khi hàn trám thường đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng vượt trội. Tuy nhiên, một số người sau khi hàn răng có thể gặp phải tình trạng đau nhức. Vậy hàn răng xong bị đau do đâu và có cách nào để khắc phục hay không? Tìm hiểu ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Hàn răng xong bị đau do đâu, khắc phục như thế nào?
1. Nguyên nhân hàn răng xong bị đau
Sâu răng, nứt vỡ răng là tình trạng không ít người gặp phải, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng. Hàn trám được xem là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng răng sâu, nứt vỡ, mòn cổ chân răng… Tuy nhiên, sau khi hàn trám, nhiều người lại thường xuyên cảm thấy đau, ê buốt hoặc khó chịu ở răng. Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức răng sau khi hàn trám không phải hiếm gặp nhưng gây nhiều khó khăn bất tiện trong sinh hoạt của mọi người do:
1.1. Không điều trị bệnh lý
Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu có thể khiến răng bị đau sau khi trám. Đó là khi người bệnh mắc các vấn đề về răng miệng như sâu, viêm tủy nhưng không được điều trị hoặc điều trị chưa triệt để mà bác sĩ đã tiến hành trám răng. Khi đó, vi khuẩn có hại vẫn tiếp tục tấn công và làm tổn thương các cấu trúc răng, đặc biệt là tủy răng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, răng trở nên nhạy cảm và ê buốt hơn.
Bệnh lý nha khoa không được điều trị dứt điểm là nguyên nhân khiến mọi người bị đau sau khi hàn răng
1.2. Thao tác sai kỹ thuật
Bác sĩ thao tác không đúng kỹ thuật khiến chất trám bị nhiều quá, làm tăng áp lực lên các tổ chức răng và gây đau. Thao tác sai lệch khi hàn mòn men răng ở cổ răng cũng có thể làm tổn thương rìa nướu hoặc phần chân răng. Khu vực này không có men răng nên thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng, gây ra tình trạng đau nhức khó chịu.
1.3. Vật liệu trám kém chất lượng
Những vật liệu trám được sử dụng thường có tính an toàn, thân thiện với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, một số nha khoa chạy đua lợi nhuận dẫn tới việc sử dụng chất trám kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Điều này dẫn tới tình trạng kích ứng, dị ứng gây tổn thương tới cấu trúc răng.
Ngoài ra, vật liệu trám kém chất lượng thường không bám chắc vào răng, dễ dàng bị bong, nứt vỡ và khiến thức ăn dễ bị dắt vào gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Hàn răng xong bị đau có thể do nha khoa sử dụng chất trám kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
1.4. Không chăm sóc răng miệng
Sau khi hàn trám, nhiều người thường chủ quan trong việc chăm sóc hàm răng của mình. Điều này dẫn tới tình trạng các vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công và gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Do vậy, những người không vệ sinh và chăm sóc răng thường gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt răng phổ biến hơn so với người chăm sóc răng đúng cách.
Ngoài ra, một số thói quen không tốt như cắn móng tay, cạy mở nắp chai, nghiến răng khi ngủ… cũng có thể là tác nhân khiến chất trám bị bong và gây tổn thương răng.
1.5. Miếng trám tạo khe rỗng với răng
Sau khi đông cứng, miếng trám răng thường có xu hướng co nhỏ lại. Điều này vô tình tạo ra các khe rỗng giữa răng và miếng trám. Khi ăn, lực nhai làm cho áp suất trong các khe rỗng này thay đổi và tác động lên các ống ngà, dẫn truyền tới tủy răng gây ra ê buốt.
Tìm hiểu thêm: Một số cách chữa hôi miệng hiệu quả
Miếng trám không khớp tạo ra khe rỗng, tăng áp suất tới cầu trúc răng và tác động tới ống ngà
2. Khắc phục các cơn đau sau khi hàn răng
Các cơn đau sau khi hàn răng có thể nhẹ hoặc nặng tùy nguyên nhân gây ra tình trạng này. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà những cơn đau đó còn cản trở mọi người học tập, làm việc và sinh hoạt. Vì vậy, mọi người cần lưu ý khắc phục bằng các biện pháp như sau:
2.1. Lựa chọn nha khoa uy tín
Mọi người nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu hàn răng nói riêng hoặc chăm sóc sức khỏe răng miệng nói chung bởi: Bác sĩ chuyên môn cao đảm bảo thao tác chính xác để miếng trám có thể khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị sâu, nứt vỡ. Sử dụng các chất trám được kiểm định về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Công nghệ hiện đại góp phần giúp cho quá trình thực hiện hàn trám diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn.
Lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện hàn trám và chăm sóc sức khỏe răng miệng
2.2. Chọn chất trám phù hợp
Lựa chọn chất trám phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa để quá trình phục hình đảm bảo hiệu quả nhất, hạn chế các tác động xấu tới cấu trúc răng.
2.3. Chăm sóc răng đúng cách
Ngoài ra, cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi hàn cũng là yếu tố rất quan trọng. Mọi người nên lưu ý:
– Không nên ăn uống ngay trong vòng hai giờ đầu sau khi hàn răng để vật liệu trám có thể kết dính ổn định.
– Tránh ăn những thực phẩm quá dai, cứng… để không gây nứt vỡ hoặc bong tróc miếng trám.
– Tránh ăn đồ quá nóng, quá lạnh dễ gây ra cảm giác ê buốt, khó chịu cho răng sau khi mới điều trị.
– Không dùng tăm chọc vào miếng trám hay xỉa răng để tránh làm bung miếng trám hoặc tổn thương nướu.
– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng mỗi ngày từ 2-3 lần với bàn chải và kem đánh răng bác sĩ nha khoa khuyến cáo.
– Thăm khám định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường ở răng miệng như đau nhức nghiêm trọng, chảy máu, sưng nướu, có dịch mủ… thì cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Biến chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung và phương pháp điều trị
Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng mỗi ngày từ 2-3 lần với bàn chải và kem đánh răng bác sĩ nha khoa khuyến cáo
Hàn răng xong bị đau cần được xác định đúng nguyên nhân để bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả. Người bệnh cần tái khám ngay nếu phát hiện đau nhức hoặc các dấu hiệu bất thường để được bác sĩ khắc phục đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.