Hậu môn trực tràng sa xuống là một trong những bệnh khá phổ biến ở hậu môn gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hậu môn trực tràng sa xuống
Hậu môn trực tràng sa xuống
Hậu môn trực tràng sa xuống hay còn gọi là sa hậu môn trực tràng là hiện tượng thành trực tràng bị sa chui qua hậu môn và nhô ra ngoài có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Sa hậu môn trực tràng có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Sa hậu môn trực tràng được chia thành 2 cấp độ, gồm:
- Sa không hoàn toàn: Chỉ có niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài.
- Sa toàn bộ: Toàn bộ thành trực tràng chui ra khỏi ống hậu môn, có thể quan sát được bằng mắt thường.
Nguyên nhân:
-Do các bệnh lý tại hậu môn trực tràng, cơ nâng hậu môn bị suy yếu.
-Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
-Thói quen đại tiện không đúng cách (tư thế, đại tiện nhiều lần và lâu, rặn mạnh trong quá trình đại tiện…)
-Do bộ phân trực tràng không dính vào thành bụng dẫn đến tình trạng trực tràng di động, trượt xuống và sa ra ngoài hậu môn.
Biểu hiện:
Tùy mức độ sa sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp khi hậu môn trực tràng sa xuống:
- Đại tiện không thể kiểm soát được mức độ.
- Thường xuyên bị táo bón, đi không hết phân và tắc nghẽn đại tiện.
- Tiết dịch nhầy tại hậu môn.
- Chảy máu tại trừng tràng.
- Lúc đầu, khối sa nhô ra khỏi hậu môn khi đại tiện rồi lại co lại vào.
- Khi bệnh nặng, khối sa sẽ nhô hẳn ra bên ngoài hậu môn và không thể co lại như cũ.
- Đi, đứng, ho, hắt hơi đều trở nên khó khăn.
Hậu môn trực tràng sa xuống kéo dài và không chữa trị kịp thời có thể gây viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử niêm mạc trực tràng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết dễ mắc mùa nào?
>>>>>Xem thêm: Viêm đại tràng và cách khắc phục
Cách phòng tránh sa hậu môn trực tràng
- Tránh táo bón: Uống nhiều nước, nước trái cây, nước ép rau củ quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, khoai lang và các thực phẩm nhuận tràng; hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay, nóng, đồ ăn khó tiêu hóa; vận động thường xuyên, tránh ngồi nhiều.
- Tránh tiêu chảy: Ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ ăn lạ, tái sống; khi bị tiêu chảy cần điều trị ngay tránh để tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Đại tiện đúng cách: Không rặn nhiều và mạnh trong quá trình đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh…
- Tránh xa căng thẳng – stress.
- Có chế độ vận động hợp lý để các khối sa hoạt động linh hoạt và đúng vị trí.
- Khi có hiện tượng sa hậu môn trực tràng, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám nhằm có phương án điều trị phù hợp, tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó chữa trị dứt điểm.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp các thắc mắc liên quan đến hậu môn trực tràng sa xuống hoặc đặt hẹn khám tiêu hóa.