Hậu quả của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Tình trạng các nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu có thể gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến các triệu chứng đau từ nhẹ đến nặng, cứng cơ khớp… Vậy thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có cơ chế như thế nào và hậu quả của nó đối với người bệnh ra sao?

Bạn đang đọc: Hậu quả của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

1. Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến dây thần kinh như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài bao xơ của đĩa đệm cột sống, khiến đĩa đệm trượt khỏi vị trí vốn có. Khi nhân nhầy tràn ra ngoài có thể gây chèn ép các rễ thần kinh xung quanh, gây viêm, đau các dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh được xem là sự tiến triển nặng hơn của thoát vị, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời. Các vị trí dây thần kinh thường bị chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm là dây thần kinh cổ và dây thần kinh ở thắt lưng (dây thần kinh tọa).

Hậu quả của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Tình trạng đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu có thể gây chèn các dây thần kinh xung quanh.

2. Các triệu chứng của người bị thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm trong trường hợp có chèn ép dây thần kinh phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép. Cụ thể:

2.1 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cổ

Các đĩa đệm ở giữa các đốt sống C4, C5, C6 thường dễ bị thoát vị hơn cả trong 7 đốt sống cổ. Tình trạng chèn ép dây thần kinh ở các đốt sống này có thể gây ra các triệu chứng:

– Đau tê, nhức mỏi vùng vai gáy, đặc biệt là khi ngửa cổ, xoay cổ, cúi cổ thường xuyên

– Đau tăng lên khi bệnh nhân vận động nhiều, liên tục vùng cổ

– Đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép, lan rộng xuống cánh tay, cẳng tay, bày tay, đến các ngón tay

2.2 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thắt lưng (dây thần kinh tọa)

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể người. Dây thần kinh này bắt đầu từ 5 rễ thần kinh ở lưng dưới, đi qua hông, mông và xuống chân, đến tận các ngón chân để đảm nhận chức năng cảm giác, vận động và dinh dưỡng.

Khi dây thần kinh này bị chèn ép do sự thoát vị của các đĩa đệm vùng thắt lưng, người bệnh có thể phải chịu những cơn đau âm ỉ ở vùng hông, thắt lưng, một bên mông, sau đó chạy dọc xuống theo dây thần kinh tọa, khiến người bệnh đau nhức vùng đùi, cẳng chân, bàn chân.

Đặc điểm của các cơn đau do chèn ép dây thần kinh tọa là:

– Đau nhiều hơn khi bệnh nhân cử động, đi lại và giảm bớt khi nằm, ngồi.

– Ngứa ran, cảm giác châm chích tại các vị trí đau nhức.

– Đau nhức vai, lưng, thắt lưng sau mỗi lần vận động dẫn đến giảm khả năng vận động.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp bất thường:

– Co cứng các cơ cạnh cột sống, gây cảm giác cứng lưng, khó vận động khi nghiêng, xoay người hoặc di chuyển. Ngoài ra, khi ho, hắt hơi người bệnh cũng có cảm giác cứng vùng thắt lưng cùng các cơn đau nhói.

– Co giật nhẹ hoặc yếu cơ, làm tăng nguy cơ teo cơ nhị đầu và tam đầu.

– Bất thường về tư thế, người bệnh đi tập tễnh, vùng xương chậu lệch một bên, vẹo cột sống…

3. Những ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm khi có tổn thương dây thần kinh

Tình trạng đau nhức thường xuyên do dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới hạn chế vận động, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Rối loạn cảm giác

– Thiếu máu lên não

– Teo cơ

– Mất cảm giác, tê liệt tứ chi dẫn đến tàn phế

– Hội chứng đau cách hồi

– Lệch, vẹo cột sống thắt lưng

– Không kiểm soát được hoạt động tiểu tiện

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ

Hậu quả của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm gây tổn thương dây thần kinh có thể gây đau nhức tại vị trí thoát vị hoặc lan rộng.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm có tổn thương thần kinh

Quá trình thăm khám chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tại chuyên khoa cơ xương khớp bằng các phương pháp xét nghiệm, chụp chiếu hiện đại như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) hay X-quang cột sống cổ, cột sống thắt lưng sẽ giúp kiểm tra xem đĩa đệm thoát vị ở mức độ nào, có gây chèn ép thần kinh không.

Dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đánh giá và xác định giai đoạn nặng nhẹ cũng như mức độ nguy hiểm của tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.

Tùy vào mức độ ảnh hưởng đối với từng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp cho các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tổn thương thần kinh. Các phương pháp phổ biến gồm:

4.1 Sử dụng thuốc

Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ đến trung bình (giai đoạn đầu), bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc nhằm giảm triệu chứng và ngăn bệnh diễn tiến xấu hơn. Một số loại thuốc Tây thường trong điều trị thoát vị đĩa đệm gồm: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm, thuốc hỗ trợ thần kinh, thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa… Các loại thuốc này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng.

Ngoài ra, có thể cân nhắc dùng thuốc Đông y giúp hạn chế tác dụng phụ. Tuy nhiên các loại thuốc này thường có tác dụng lâu hơn và hiệu quả còn tùy thuộc và cơ địa từng người. Trước khi sử dụng các loại thuốc Đông y, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

4.2 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp khá hiệu quả, thường được kết hợp trong liệu trình điều trị các bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có tác dụng điều chỉnh, đưa cột sống bị lệch về đúng vị trí, giảm tác động lên đĩa đệm và giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh. Nhờ vậy, giảm tình trạng đau nhức, giúp các đĩa đệm dần phục hồi và cơ thể hoạt động dễ dàng hơn.

4.3 Phẫu thuật

Khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả hoặc đã xuất hiện biến chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ đi phần nhân nhầy thoát vị hoặc thay đĩa đệm nhân tạo. Các phương pháp phẫu thuật thường chỉ được chỉ định trong những trường hợp cần thiết.

Hậu quả của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

>>>>>Xem thêm: Bị thiếu máu não: xử trí sai cách tai hại khó lường

Khi được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, cần điều trị sớm để tránh các biến chứng, trong đó có tổn thương dây thần kinh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tổn thương dây thần kinh. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức mà còn có nguy cơ gây teo cơ, tàn phế nếu chậm trễ điều trị. Để tránh tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị và ngăn những biến chứng khác, bạn cần điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm càng tốt với phương pháp phù hợp. Để được tư vấn về bệnh, các phương pháp điều trị đang áp dụng tại Thu Cúc TCI hoặc đặt lịch thăm khám, bệnh nhân vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *