Hen suyễn là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Cần nhận biết sớm hen suyễn triệu chứng để kịp thời thăm khám và điều trị sẽ kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Hen suyễn triệu chứng cảnh báo cần biết
1. Tìm hiểu hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính, biểu hiện bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do niêm mạc phế quản phù nề, gây tăng tiết đờm và làm co thắt cơ trên phế quản. Khi có tác nhân kích thích sẽ gây ra nhiều triệu chứng bao gồm ho, khó thở, khò khè, đau tức nặng ngực.
Cần lưu ý rằng hen suyễn là bệnh mạn tính, hiện chưa có phương pháp đặc trị. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng cách, hen suyễn triệu chứng sẽ được kiểm soát hiệu quả, không gây ảnh hưởng tới người bệnh.
2. Tìm hiểu hen suyễn triệu chứng đặc trưng
Triệu chứng của hen suyễn ở mỗi người bệnh không giống nhau. Bên cạnh đó, một số biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác như giãn phế quản, lao, COPD, …
Một số triệu chứng phổ biến ở người bệnh hen suyễn như sau:
2.1 Hen suyễn triệu chứng ho nhiều về đêm
Người bị viêm xoang, cảm cúm, cảm lạnh cũng có thể bị ho. Tuy nhiên, ho do hen suyễn thường là ho kéo dài đặc biệt ho nhiều về đêm vì đường thở bị thu hẹp.
Nhận biết triệu chứng hen suyễn từ sớm để có cách can thiệp phù hợp, an toàn
2.2. Khó thở
Người bệnh hen suyễn thường bị khó thở, nguyên nhân cũng do đường thở bị thu hẹp.
2.3. Hen suyễn triệu chứng thở khò khè, phì phò
Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn mà mỗi người cần lưu ý. Nguyên nhân thường do không khí qua phổi bị cản trở bởi tình trạng phù nề ống phế quản. Từ đó âm thanh khò khè xuất hiện. Triệu chứng này thường nặng nề hơn khi gặp không khí lạnh.
2.4. Thở nhanh, gấp
Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Người bệnh thường thở nhanh khi người bệnh vận động nhiều, gắng sức.
2.5. Đau thắt ngực
Người bệnh thường cảm thấy đau thắt, ách tức ngực như có vật đè nặng và siết chặt ngực.
2.6. Nhợt nhạt
Người bị hen suyễn thường có khuôn mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi do cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy.
3. Phân loại chứng bệnh hen suyễn
Dựa trên tình trạng nặng, nhẹ của các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ sắp xếp thành các mức độ bệnh khác nhau.
– Hen nhẹ từng cơn: cơn hen xuất hiện ít, thường dưới 2 lần/tuần. Những triệu chứng xảy ra ban đêm tần suất ít hơn 2 lần/tháng.
– Hen suyễn dai dẳng mức độ nhẹ: các cơn hen xuất hiện từ 3-6 lần/tuần. Triệu chứng vào ban đêm xuất hiện khoảng 3-4 lần/tháng.
– Hen suyễn dai dẳng mức độ nặng: ở mức độ này, các triệu chứng xảy ra liên tục cả ngày lẫn đêm. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, cuộc sống thường ngày.
4. Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hen suyễn
4.1. Chẩn đoán
Khi hen suyễn triệu chứng xuất hiện, bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số phương pháp thường được áp dụng cho bệnh hen suyễn bao gồm:
– Bác sĩ khai thác một số thông tin để biết rõ các triệu chứng người bệnh, đồng thời khai thác tiền sử bệnh để nắm được tình trạng dị ứng hoặc một số tác nhân khiến cơn hen tái phát.
– Đo chức năng hô hấp để kiểm tra hoạt động của phổi.
– Chẩn đoán hình ảnh: người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang hoặc chụp CT lồng ngực. Một số trường hợp được chỉ định chụp X-quang xoang nếu nghi ngờ mắc các vấn đề về xoang.
Tìm hiểu thêm: Xoắn buồng trứng không cấp cứu kịp hậu quả khôn lường
Điều trị phù hợp rất quan trọng với người bệnh hen suyễn
4.2. Phương pháp điều trị
Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến với bệnh nhân hen suyễn. Bệnh nhân được chẩn đoán hen suyễn thường được chỉ định:
– Thuốc kiểm soát hen có corticoid (dạng phun hít)
– Thuốc kích thích beta giao cảm
4.3. Phòng ngừa
Để bệnh hen suyễn không tiến triển và tránh các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Bỏ thuốc lá bao gồm thuốc lá điện tử, tránh phơi nhiễm với khói thuốc.
– Thường xuyên tập luyện, vận động để cải thiện thể trạng. Tuy nhiên cần chọn bài tập với mức độ vừa phải, tránh tập nặng, quá sức.
– Tránh sử dụng các loại thuốc có nguy cơ khởi phát tình trạng hen suyễn. Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.
– Ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách ưu tiên bổ sung rau củ, trái cây tươi, tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
– Giữ gìn vệ sinh, nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ để hạn chế nguy cơ khởi phát hen suyễn do khói bụi, nấm mốc, ..
– Không nên tiếp xúc, làm việc ở môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
– Tránh vận động gắng sức khi thời tiết lạnh, ẩm thấp.
– Nếu đang bùng phát dịch bệnh đường hô hấp thì nên hạn chế tụ tập đông người để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
– Kiểm soát cảm xúc, tránh để bản thân sợ hãi, tức giận, lo âu – đây cũng là nguyên nhân gây ra những cơn hen suyễn cấp tính.
– Tập luyện hít thở theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cũng rất cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải khói bụi, chất độc hại
4.4. Lưu ý cần biết trong điều trị hen suyễn
Để đảm bảo an toàn và phát huy tác dụng trong điều trị, người bệnh cần ghi nhớ như sau:
– Nên chuẩn bị thuốc cắt cơn hen sẵn để dùng khi cần thiết.
– Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu cách sử dụng đúng các loại thuốc trị bệnh dạng phun hít.
– Cần theo dõi và ghi lại triệu chứng của bệnh để báo với bác sĩ điều trị.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn để đánh giá được đáp ứng điều trị, mức độ kiểm soát cơn hen, các yếu tăng nguy cơ khởi phát cơn hen.
– Mức độ hen có thể thay đổi theo thời gian, do đó, người bệnh cần được thường xuyên đánh giá tình trạng sức khỏe để có sự điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể cải thiện tích cực nếu được điều trị sớm, phù hợp.
Trên đây là thông tin về triệu chứng, cách chẩn đoán, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hen suyễn. Lưu ý rằng đây là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị liên tục để bảo vệ sức khỏe và hạn chế biến chứng. Người mắc bệnh hen suyễn nên đến chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán, tư vấn sử dụng thuốc và sinh hoạt an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.