Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da ở phần đầu của dương vật không tụt được xuống để lộ phần bao quy đầu của dương vật. Hiện nay, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ thường được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên rất nhiều người đến khi trưởng thành mới phát hiện ra, điều này khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn.
Bạn đang đọc: Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da ở phần đầu
NGUYÊN NHÂN GÂY HẸP BAO QUY ĐẦU
Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da ở phần đầu của dương vật không tụt được xuống để lộ phần bao quy đầu của dương vật.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu:
- Nguyên nhân bẩm sinh: Bẩm sinh nam giới đã có những biểu hiện triệu chứng khác thường ở quy đầu.
- Nguyên nhân khách quan: Nam giới trưởng thành vẫn bị hẹp bao quy đầu có thể do viêm nhiễm hình thành nên các sẹo xơ (hẹp bao quy đầu thứ phát).
Đa phần nhiều bạn trai đến độ tuổi 18, hiện tượng hẹp bao quy đầu sẽ không còn, nhưng cũng có nhiều trường hợp sau khi thành niên vẫn còn hiện tượng trên.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HẸP BAO QUY ĐẦU
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc sau mổ xoắn tinh hoàn
>>>>>Xem thêm: U xơ tuyến tiền liệt và những biến chứng nguy hiểm
Một trong những triệu cứng thường gặp của hẹp bao quy đầu là đi tiểu khó khăn, phải dùng sức rặn mạnh nhưng tia nước tiểu vẫn nhỏ
Bệnh hẹp bao quy đầu thường có những biều hiện sau:
- Phần bao quy đầu vẫn không tuột khỏi quy đầu, không bộc lộ được phần đầu dương vật-quy đầu.
- Đối với nam giới trưởng thành, khi dương vật cương cứng nhưng phần quy đầu vẫn bao trùm lấy quy đầu hoặc khi tuột ra khỏi bao quy đầu vẫn không trở lại như cũ được.
- Đi tiểu khó khăn, phải dùng sức rặn mạnh nhưng tia nước tiểu vẫn nhỏ.
- Lộn bao quy đầu rất khó, có những hạt, cục màu trắng xuất hiện ở dương vật.
CHẨN ĐOÁN
Hẹp bao quy đầu là bệnh thường gặp ở nam giới, vì thế không khó để phát hiện bệnh. Khi đến bệnh viện, nam giới sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng (dựa vào tiền sử bệnh, triệu chứng của bệnh,…) để xác định chính xác tình trạng bệnh. Với những nam giới trưởng thành bị hẹp bao quy đầu do viêm nhiễm bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch để tiến hành xét nghiệm, xác định nguyên nhân và có hướng hỗ trợ điều trị thích hợp.
PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
Hiện nay, các y văn đều khuyến cáo không nên cắt da quy đầu trước một tuổi. Sau sáu tuổi, nếu có hẹp da quy đầu bệnh lý nên hỗ trợ điều trị bằng kem thoa steroid trước (thay vì phẫu thuật cắt da quy đầu). Ở trẻ nhỏ dưới sáu tuổi, hẹp da quy đầu thường là sinh lý và chỉ cần hỗ trợ điều trị khi gây cản trở đường tiểu hoặc viêm nhiễm. Khoảng 90% trẻ em sau 3 tuổi có thể tuột da quy đầu dễ dàng. Không nên cố gắng tuột da quy đầu sớm để tránh tình trạng đau, chảy máu hoặc có thể làm dính quy đầu với da quy đầu và tạo sẹo ở da quy đầu, gây hẹp da quy đầu thứ phát.
Ở trẻ lớn hoặc người lớn, hẹp da quy đầu cần phân biệt với tình trạng dây thắng ngắn (dù hai tình trạng này thường đi kèm nhau). Hẹp da quy đầu ở trẻ lớn và người lớn, nếu không có vấn đề nghiêm trọng thì có thể sử dụng những phương pháp không phẫu thuật, bao gồm:
- Dùng kem steroid (0,1% betamethasone): bôi trong 4 – 6 tuần. Phương pháp này dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít rủi ro nhưng tỷ lệ thành công thấp, mất thời gian.
- Nong da quy đầu bằng tay, bằng bong bóng hoặc dụng cụ khác: ban đầu, bác sĩ thực hiện nhưng sau đó người nhà có thể tự làm. Phương pháp này có ưu điểm là nhẹ nhàng, không gây sang chấn nhưng nong không đúng cách có thể làm chảy máu và gây xơ dính về sau.
- Phẫu thuật da quy đầu: Nếu bôi thuốc không hiệu quả và bao quy đầu vẫn còn hẹp, da quy đầu căng phồng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị viêm bao quy đầu, nhiễm trùng tiểu thì nên phẫu thuật da quy đầu. Phẫu thuật da quy đầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư dương vật, nhiễm trùng tiết niệu, những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.