Hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là bệnh lý khá thường gặp. Tuy nhiên, những kiến thức về căn bệnh này không phải bố mẹ nào cũng biết. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để chủ động nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu và cách xử trí thích hợp nhất.

Bạn đang đọc: Hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều mẹ cần biết

1. Hẹp bao quy đầu là gì?

Theo các chuyên gia y tế, bao quy đầu hẹp ở bé trai là hiện tượng phần da bao quy đầu không thể kéo xuống khỏi dương vật được, hiện tượng này khiến bao quy đầu không thể tách khỏi phần quy đầu. Hẹp bao quy đầu có 2 loại:

– Hẹp bao quy đầu sinh lý: Là hiện tượng xuất hiện bẩm sinh, có thể nhìn thấy được ngay từ khi bé trai mới sinh ra. Hiện tượng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên nhằm tác dụng bảo vệ phần quy đầu và lỗ tiểu khi trẻ mới sinh ra.

Đây là hiện tượng bình thường và hầu như các bé trai khi sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Tuy nhiên, khi lớn dần lên thì hiện tượng này cũng sẽ giảm dần.

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Đây là hiện tượng bao quy đầu hẹp do sự xuất hiện của sẹo xơ. Những sẹo này hình thành do viêm nhiễm nhiều lần ở phần quy đầu, thường gặp hơn cả là trong những trường hợp bị dài bao quy đầu. Nếu hẹp bao quy đầu ở trẻ rơi vào trường hợp bệnh lý thì buộc phải tiến hành hỗ trợ điều trị.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng phần da bao quy đầu không thể kéo xuống khỏi dương vật được, khiến bao quy đầu không thể tách khỏi phần quy đầu.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu

Những bé trai có bao quy đầu hẹp thường có những triệu chứng như:

– Phần da ở quy đầu không thể kéo tụt xuống được hoặc chỉ để hở một lỗ tiểu nhỏ.

– Nước tiểu khó có thể chảy hết ra ngoài nên dương vật bị sưng phồng lên sau đó mới có thể chảy hết ra ngoài được.

– Trẻ đi tiểu phải rặn hoặc dùng sức.

– Lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu ít, tia nước tiểu bắn ra yếu và không bắn ra theo đường thẳng (thường bị tạt sang ngang).

– Khi lộn bao quy đầu ra thường thấy những mảng trắng ở phần quy đầu.

Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Trẻ có bao quy đầu hẹp thường tiểu khó, quấy khóc.

3. Những biến chứng khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

– Gây cho trẻ sự đau đớn, quấy khóc khi đã bị viêm nhiễm.

– Nguy cơ mắc bệnh viêm bao quy đầu. Nguyên nhân là do khi bao quy đầu hẹp, nước tiểu và bựa sinh dục sẽ dễ tích tụ lại, lâu ngày gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Nếu tình trạng này không được xử trí sớm thậm chí còn có thể gây viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, ung thư hoặc hoại tử dương vật.

– Cản trở sự cương cứng: Điều này thường xảy ra khi trẻ lớn lên, ở độ tuổi trưởng thành. Bao quy đầu hẹp sẽ gây ra hiện tượng đau hoặc sưng khi cương cứng, cản trở quá trình quan hệ tình dục.

Do đó, ngay khi thấy con em mình có hiện tượng bao quy đầu hẹp, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám, từ đó có hướng xử trí phù hợp.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Điểm danh 7 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ

Ngay khi thấy con em mình có hiện tượng bao quy đầu hẹp, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám, từ đó có hướng xử trí phù hợp.

4. Xử trí thế nào khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Thu Cúc: hỗ trợ điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của hẹp bao quy đầu. Hỗ trợ điều trị có thể bao gồm: tuột bao quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày, bôi thuốc mỡ tại chỗ, nong bao quy đầu hoặc cắt bao quy đầu.

Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần đưa con đi khám tại các bệnh viện uy tín để được xác định chính xác tình trạng và có cách xử trí phù hợp nhất, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Có thể nhiều người chưa biết, tại một số nước phương Tây thì cắt bao quy đầu như một tục lệ, giúp dễ dàng vệ sinh, giảm nguy cơ ung thư dương vật của một số thanh niên bị hẹp bao quy đầu.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *