Hẹp van tim có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó yếu tố dị tật bẩm sinh. Nếu không được điều trị phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh hẹp van tim bẩm sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim… Do vậy, hiểu rõ về bệnh hẹp van tim do bẩm sinh là cần thiết để phát hiện sớm và ngăn chặn những nguy cơ và biến chứng của bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh hẹp van tim do bẩm sinh trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hẹp van tim bẩm sinh: Nguyên nhân và triệu chứng
1. Hẹp van tim bẩm sinh là gì?
Hẹp van tim bẩm sinh là tình trạng các lá van bị thay đổi cấu trúc do những khiếm khuyết trong thời kỳ hình thành bào thai khiến các van tim không mềm mại như bình thường mà bị dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau.
Hẹp van tim nguyên nhân bẩm sinh là hiện tượng van tim không thể mở hoàn toàn do các khiếm khuyết trong quá trình hình thành bào thai
2. Các nguyên nhân và cơ chế gây khiến van tim bị hẹp bẩm sinh
Thông thường, khoảng cuối tuần thứ 4, trong lòng ống nhĩ – thất sẽ hình thành một vách ngăn chia ống đó thành 2 đoạn, tạo thành các van tim. Ở bên phải, van 3 lá được sẽ được tạo thành ngăn tâm thất và tâm nhĩ bên phải. Cùng với đó, van 2 lá cũng được tạo thành ngăn tâm thất và tâm nhĩ trái.
Trong khi đó, sự ngăn thân nón động mạch tạo ra các van động mạch chủ và động mạch phổi giúp kiểm soát hoạt động của máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Nếu vì lý do nào đó mà quá trình này bị gián đoạn sẽ gây những khiếm khuyết ở van tim, trong đó có tình trạng dính hẹp van tim.
Ngoài những khiếm khuyết khi hình thành bào thai, một số nguyên nhân khác gây hẹp van bẩm sinh có thể kể đến như:
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
– Vôi hóa van tim, hiếm như vẫn có thể gặp
– Đột biến nhiễm sắc thể
– Khối u trong tim bẩm sinh
3. Các loại hẹp van bẩm sinh và hậu quả
Tất cả các loại van tim đều có thể bị dị tật bẩm sinh và gây ra những ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của tim cũng như toàn cơ thể. Cụ thể:
3.1 Hẹp van tim 2 lá
Là tình trạng hẹp van 2 lá, làm giảm lượng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Các khuyết tật thường là van hai lá hình dù, vòng thắt trên van hai lá…
3.2 Hẹp van tim bẩm sinh loại van 3 lá
Hiện tượng dòng máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải bị cản trở. Nguy cơ bị hẹp van tim này không liên quan đến lịch sử gia đình, cũng không thể bị lây từ người khác.
3.3 Hẹp van động mạch chủ
Van động mạch chủ bị hẹp làm giảm lượng máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Dị tật này thường xuất phát từ bất thường của van hai lá. Tỉ lệ chiếm khoảng 1-2% dân số.
3.4 Hẹp van động mạch phổi – Dạng hẹp van tim bẩm sinh dễ nhận biết
Van tim kiểm soát lượng máu từ tim lên phổi để trao đổi oxy bị hẹp khiến lượng máu từ tâm thất phải tới động mạch phổi bị giảm đáng kể. Đây là một khuyết tật bẩm sinh thường gặp, dễ nhận biết và thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi sinh.
4. Các mức độ hẹp van tim
Các mức độ của bệnh van tim được thể hiện qua khả năng mở của van tim. Cụ thể có 3 mức độ như sau:
– Hẹp van tim nhẹ: diện tích mở van > 1,5 cm2
– Hẹp van tim mức độ vừa: diện tích mở van 1,0 – 1,5 cm2
– Hẹp van tim mức nặng : diện tích mở van
Các mức độ hẹp van tim thường được đánh giá qua siêu âm tim.
Tìm hiểu thêm: Co cứng sau đột quỵ, cách xử lý quan trọng cần biết
Mức độ hẹp van tim bẩm sinh cần được xác định dựa trên những thăm khám chuẩn xác tại chuyên khoa tim mạch uy tín
5. Triệu chứng hẹp van tim
Hầu hết các bệnh nhân bị hẹp van tim không có triệu chứng lâm sàng. Một số người thậm chí không biết mình bị hẹp van tim trong nhiều năm.
Ở trẻ nhỏ, các dị tật ở tim, trong đó có hẹp van tim được phát hiện bệnh khi bác sĩ nghe thấy một tiếng thổi bất thường tại tim và cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm thăm dò để xác định bất thường này có phải do dị tật ở tim hay không.
Ở người trưởng thành, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh tim như:
– Đánh trống ngực, đau ngực
– Khó thở
– Mệt mỏi, chân tay lạnh
– Giảm khả năng hoạt động thể lực
– Ho
– Phù hay sưng mắt cá chân
– Ngất xỉu
Các triệu chứng này thường xuất hiện khi nhịp tim tăng lên do hoạt động gắng sức, căng thẳng, nhiễm khuẩn.
6. Hẹp van bẩm sinh có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh hẹp van có nguy cơ hình thành huyết khối, nguy cơ kẹt van, hỏng van cao hơn. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng tim, khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các rối loạn nhịp tim như rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất.
Tuổi thọ của người bệnh hẹp van tim phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại van bị hẹp, thời điểm phát hiện bệnh và các phương pháp điều trị. Với những người đã bị hẹp van động mạch chủ nặng, tỷ lệ sống sau 3 năm thường chỉ khoảng 50%.
7. Điều trị hẹp van tim, phương pháp nào hiệu quả?
Đối với những trường hợp hẹp van nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần dùng một số loại thuốc giúp ổn định và điều hòa nhịp tim. Đây là phương pháp nhẹ nhàng và ít tác động nhất, đặc biệt khi bệnh nhân là trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không đáp ứng được việc dùng thuốc, bệnh trở nên quá nặng, các triệu chứng rầm rộ hoặc bệnh nhân đã gặp phải biến chứng thì có thể các bác sĩ có thể phải can thiệp vào cấu trúc, giúp phục hồi chức năng van tim.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây giảm trí nhớ ngắn hạn và cách phòng ngừa
Sử dụng các loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh hẹp van tim
Khi được chẩn đoán bị hẹp van tim, bên cạnh việc điều trị bệnh nhân cần:
– Từ bỏ thuốc lá, rượu bia và nhiều chất kích thích khác
– Ăn ít muối và đường
– Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau củ quả, các loại hạt tốt cho tim mạch
– Thường xuyên luyện tập đều đặn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,…
– Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh hẹp van tim bẩm sinh. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế các chẩn đoán y khoa chính xác. Để biết mình có mắc bệnh không hoặc muốn tầm soát dị tật cho trẻ sơ sinh, bạn nên thăm khám sớm tại các chuyên khoa tim mạch để được khám chẩn đoán và tư vấn hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.