Hẹp van tim “hung thủ” gây tử vong nhanh chóng ít ai biết

Hẹp van tim là bệnh lý đang có nguy cơ gia tăng về số lượng người mắc và tỷ lệ người gặp biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Đây là vấn đề khiến các chuyên gia tim mạch hết sức lo ngại.

Bạn đang đọc: Hẹp van tim “hung thủ” gây tử vong nhanh chóng ít ai biết

Hẹp van tim khiến cơn đột quỵ có thể “tấn công” bất cứ lúc nào

Bệnh hẹp van tim kéo dài không được điều trị, cơn đột quỵ có thể đột ngột “hỏi thăm” khiến người bệnh không có cơ hội trở tay và nhanh chóng “đầu hàng”.

Hẹp van tim “hung thủ” gây tử vong nhanh chóng ít ai biết

PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên gia tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bệnh hẹp van tim. Nguyên nhân là do khi van tim của người bệnh bị hẹp không chỉ cản trở sự lưu thông máu từ tim tới động mạch chủ mà còn khiến lượng máu dư thừa đọng lại trong buồng tim, hình thành các cục máu đông. Chúng có thể di chuyển đến các mạch máu nhỏ làm tắc nghẽn mạch vành tim, gây nhồi máu cơ tim; đột quỵ do tắc mạch máu não và tắc phổi khi mạch ở phổi tắc nghẽn,…

Cũng theo Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh: Nguyên nhân dẫn tới các biến chứng từ cục máu đông ở bệnh nhân bị hẹp van tim là do người bệnh không được theo dõi sức khỏe sát xao và không điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm có thể ngăn ngừa tình trạng đông máu và những hệ lụy trên.

Rối loạn nhịp tim như một sự tất yếu

Một nguy cơ khác mà người bệnh bị hẹp van tim có thể gặp phải là tình trạng rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân là do van tim bị hẹp làm thay đổi cơ chế co bóp của tim. Những rối loạn nhịp tim thường gặp như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu,…

Theo giải đáp từ PGS. Nguyễn Văn Quýnh: Loạn nhịp tim chính là sự co bóp không đồng bộ với nhau giữa các buồng tim. Đối với trường hợp bị hẹp van tim, tại vị trí van tim bị hẹp (có thể xảy ra ở van 2 lá, 3 lá hoặc van phổi, van động mạch chủ) khiến cho lượng máu chuyển đi không tỷ lệ thuận với lượng máu chuyển đến, gây ra sự thiếu hụt trong cơ chế co bóp ở các buồng tim, làm loạn nhịp tim.

Người bệnh bị rối loạn nhịp tim thường có dấu hiệu tim đập nhanh hoặc đập chậm hơn mức trung bình, xuất hiện triệu chứng đánh trống ngực, khó thở và có cảm giác hẫng hụt liên tiếp. Rối loạn nhịp tim có thể dẫn tới hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng khác như: nhồi máu cơ tim, thiếu máu lên não, gây đột quỵ,…

Suy tim là khó tránh khỏi nếu không điều trị sớm

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phân tầng nhồi máu cơ tim Killip 

Hẹp van tim “hung thủ” gây tử vong nhanh chóng ít ai biết

>>>>>Xem thêm: Yếu tim có chữa được không? và chữa bằng cách nào

PGS, TS,TTND. Nguyễn Văn Quýnh cho biết: Người bệnh hẹp van tim có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy tim rất cao. Nguyên nhân chính là tình trạng hẹp van tim, khiến cho cửa van tim không được mở rộng, từ đó gây cản trở quá trình lưu thông máu. Do van tim bị hẹp nên nguồn máu cung cấp đến các bộ phận bị thiếu hụt, dẫn tới tim phải hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng máu trên. Quá trình này diễn ra liên tục sẽ gây suy tim.

Đây là hệ lụy phổ biến nhất mà người bệnh hẹp van tim gặp phải. Khi tình trạng suy tim diễn ra, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khác, đó là tình trạng khó thở, tức ngực, giảm sản xuất – dự trữ năng lượng và không sử dụng được năng lượng. Đồng thời, một loạt các vấn đề về tim mạch khác xảy ra như tăng nhịp tim, giãn sợi cơ tim, phì đại cơ tim,… khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa.

Để ngăn chặn những mối hiểm nguy từ căn bệnh này, các chuyên gia khuyến cáo: Người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ và thực hiện các biện pháp điều trị sớm để ổn định hoạt động của tim. Với những trường hợp xảy ra bất thường trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để cấp cứu, xử trí tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *