Đau dạ dày, đặc trưng bởi các dấu hiệu: đau bụng, ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu… là bệnh lý tiêu hóa thường gặp gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người bệnh. Vậy làm cách nào để hết đau dạ dày, mời bạn cùng Bệnh Viện Đa Khoa Quốc tế Thu Cúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hết đau dạ dày nhờ 7 mẹo đơn giản tại nhà
1. Tổng quan về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng bệnh xảy ra khi xuất hiện các tổn thương tại dạ dày. Tổn thương (chủ yếu là viêm loét) khiến hoạt động của dạ dày bị đình trệ và gây ra những triệu chứng khó chịu, gây đau đớn cho người bệnh.
Hầu hết người bệnh bị đau dạ dày biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng đau bụng vùng thượng vị, gần xương ức. Cơn đau có thể lan tỏa sang trái hoặc phải. Mức độ đau từ âm ỉ đến dữ dội trong một khoảng thời gian. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nặng hơn khi no hoặc khi đói. Đau dạ dày cũng thường kéo theo những triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh như:
Chướng bụng, đầy hơi
Ợ nóng, ợ hơi hoặc ợ chua
Khó tiêu
Nôn, buồn nôn
Đại tiện phân máu
Ăn không ngon, suy nhược cơ thể
Tình trạng đau dạ dày ngày càng có xu hướng tăng cao và trẻ hóa
Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến. Trường hợp bệnh nhẹ, đau dạ dày có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Khi các cơn đau diễn ra thường xuyên, kéo dài hơn hoặc có dấu hiệu tăng nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị theo phác đồ y khoa. Đối với giai đoạn bệnh khởi phát, biết làm thế nào để xử lý đau dạ dày tại nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Đồng thời hỗ trợ ổn định tình trạng bệnh tạm thời trong lúc chờ thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
2. Giảm đau dạ dày đơn giản với 7 mẹo hữu ích
2.1 Xoa (massage) bụng
Nằm nghỉ và xoa bụng nhẹ nhàng là cách làm giúp thuyên giảm cơn đau dạ dày đơn giản. Người bệnh thực hiện bằng cách đặt hai tay lên bụng và xoa đều xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Đổi chiều ngược lại sau mỗi 1-2 phút. Người bệnh nên duy trì ít nhất 10 – 15 phút hoặc đến khi bụng nóng lên để có thể cảm thấy hết đau dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn H.Pylori (HP) gây bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng
Dùng một lực vừa phải đồng thời hít thở thật sâu khi xoa bóp vùng bụng đau dạ dày.
2.2 Sử dụng đồ ăn khô
Các loại đồ ăn khô như bánh mỳ, bánh quy có thể là giải pháp mang tính tức thời giúp người bệnh bớt đau dạ dày. Lượng lớn bicacbonat có trong bánh có tác dụng tốt trong việc trung hòa axit dạ dày. Dịch vị dạ dày khi được thấm hút, trung hòa bớt sẽ giúp niêm mạc bớt bị tổn thương và làm giảm đáng kể cảm giác đau dạ dày.
2.3 Uống nước ấm giúp giảm bớt cơn đau dạ dày
Nước ấm giúp pha loãng dịch vị dạ dày, giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau đớn. Một cốc nước ấm có thể là một cách chữa cháy cần thiết khi người bệnh đang bị cơn đau dạ dày đeo bám. Đối với những người có hệ tiêu hóa không tốt, duy trì một cốc nước ấm mỗi sáng cũng giúp hệ tiêu hóa được làm sạch, sẵn sàng cho một chu trình tiêu hóa mới.
2.4. Chườm nóng vùng bụng
Hơi nóng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm bớt sự co thắt tại dạ dày khiên các cơn đau nhanh chóng biến mất. Người bệnh có thể sử dụng khăn sấp nước ấm, chai nhựa chứa nước ấm hay túi nước giữ nhiệt để chườm lên vùng bụng. Trường hợp nước nhanh nguội, người bệnh có thể thay thế bằng túi chườm chứa muối hoặc gạo rang. Tuy nhiên cần kiểm tra kỹ độ nóng trước khi áp dụng, tránh trường hợp bị phỏng do hơi nóng.
Bệnh nhân cũng có thể kết hợp chườm nóng và massage bụng theo hướng dẫn nêu trên. Cơn đau dạ dày sẽ được xoa dịu và hết nhanh chóng.
2.5. Hết đau dạ dày nhờ sử dụng tinh bột nghệ
Hợp chất curcumin có trong nghệ có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxi hóa, tăng cường miễn dịch và làm lành các vết thương hở. Do đó, người đau dạ dày có thể sử dụng tinh bột nghệ để hỗ trợ điều trị các vết viêm loét tại dạ dày. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng sử dụng vì tinh bột nghệ có lẫn tinh dầu có thể gây kích thích ngược lại dạ dày.
Người bệnh sử dụng tinh bột nghệ để chữa đau dạ dày bằng cách pha trực tiếp tinh bột nghệ với nước ấm để uống hàng ngày. Hiệu quả có thể thấy được sau 1-2 tháng sử dụng.
2.6 Lá tía tô chữa đau dạ dày
Lá tía tô chứa tanin và glucosid là những chất có thể dùng tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, giúp se vết loét và ức chế axit tại dạ dày. Lá tía tô được sử dụng bằng cách rửa sạch, đun sôi cùng với nước để uống hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm dạ dày tá tràng có tự khỏi không, điều trị như thế nào?
Hết đau dạ dày nhờ sử dụng lá tía tô – một trong những phương pháp dân gian lâu đời.
2.7 Điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc tây – phương án nhanh chóng giúp hết đau dạ dày
Các phương pháp đã nêu với các nguyên liệu dễ kiếm, an toàn, có khả năng đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị đau dạ dày tại nhà. Tuy nhiên, đối với các cơn đau “cứng đầu” hơn hoặc người bệnh cần một biện phát nhanh chóng nhất để cắt cơn đau dạ dày, điều trị bệnh bằng thuốc là phương pháp tối ưu hơn cả.
Cần lưu ý trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh trước tiên cần được chẩn đoán và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiên người bệnh gặp phải các tình trạng đơn thuốc không đúng bệnh, không đúng mục đích, thuốc không theo chuẩn quốc tế,… gây lãng phí thậm chí khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần không khỏi.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị đau dạ dày người bệnh có thể tham khảo như: thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế thụ thể H2, các thuốc giảm đau dạ dày khác như: Sucralfate, Bismuth, Misoprostol, thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP.
Với 7 mẹo điều trị giúp người bệnh hết đau dạ dày, Thu Cúc TCI hy vọng bạn đã tìm được cách làm phù hợp cho tình trạng bệnh hiện tại. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không có ý nghĩa thay thế phác đồ y khoa. Để có thể biết chính xác việc sử dụng các mẹo để điều trị bệnh của bạn có hiệu quả hay không, người bệnh có thể đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.