Hexaxim và lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em

Vắc xin Hexaxim là vắc xin 6in1 được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để tiêm phòng cho con, giúp con hình thành kháng thế chống lại 6 bệnh nguy hiểm gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib. Trong bài viết này TCI sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về lịch tiêm phòng Hexaxim và cung cấp cho bố mẹ những lưu ý quan trọng khi tiêm phòng, giúp đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ.

Bạn đang đọc: Hexaxim và lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em

1. Giới thiệu về vắc xin Hexaxim

Vắc xin Hexaxim đã được phát triển và nghiên cứu bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp). Đây là một loại vắc xin kết hợp, bảo vệ trẻ khỏi 6 loại bệnh nguy hiểm bằng một vắc xin duy nhất. Các bệnh này bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, và các loại bệnh viêm phổi, viêm màng não do H. Influenzae týp B (Hib) gây ra.

Hexaxim và lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em

Vắc xin Hexaxim bảo vệ trẻ khỏi 6 loại bệnh nguy hiểm bằng một vắc xin duy nhất

* Vắc xin Hexaxim chống chỉ định trong các trường hợp:

– Trẻ trước đây từng phản ứng phản vệ sau khi tiêm Hexaxim hoặc trước đây từng có phản ứng quá mẫn sau khi tiêm vắc xin chứa các thành phần tương tự.

– Trẻ có bệnh lý não không rõ nguyên nhân, bệnh xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin chứa thành phần ho gà (vắc xin ho gà vô bào hoặc nguyên bào).

– Trẻ bị rối loạn thần kinh không kiểm soát, động kinh không kiểm soát.

– Trẻ có dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin hoặc vắc xin ho gà (vô bào hoặc nguyên bào).

– Trẻ mắc bệnh não tiến triển hoặc có tổn thương ở não.

* Trường hợp cần thận trọng khi sử dụng Hexaxim:

– Cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, vì có thể gây chảy máu sau khi tiêm.

– Hexaxim chứa một lượng nhỏ glutaraldehyde, neomycin, streptomycin và polymycin B, do đó, cần thận trọng đối với trẻ có tiền sử dị ứng với các thành phần này.

– Nên xem xét cẩn thận khi quyết định tiếp tục sử dụng các liều vắc xin chứa ho gà nếu trẻ có triệu chứng bất thường sau tiêm vắc xin hoặc có tiền sử của bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến vắc xin 6in1 hoặc vắc xin ho gà.

– Trẻ nên được theo dõi thận trọng nếu đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có suy giảm miễn dịch.

2. Lịch tiêm phòng Hexaxim

Vắc xin Hexaxim có thể tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần trở lên đến 24 tháng tuổi, tuy nhiên để phù hợp với lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, bố mẹ có thể đưa con đi tiêm khi đủ 2 tháng tuổi.

Lịch tiêm phòng Hexaxim bao gồm 3 liều cơ bản và 1 liều nhắc lại.

– Các liều cơ bản thực hiện tiêm chủng cách nhau ít nhất 4 tuần. Tức là liều đầu tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, liều thứ hai tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi và liều thứ 3 tiêm khi trẻ đạt 4 tháng tuổi.

– Sau khi hoàn thành liều cơ bản, cần tiêm một liều nhắc lại, thường là sau liều thứ 3 thời gian 12 tháng.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tiêm 2 mũi ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả khi nào

Hexaxim và lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em

Trẻ cần được tiêm phòng Hexaxim đúng lịch, đủ liều lượng cần thiết

Việc tuân thủ lịch tiêm phòng Hexaxim là rất quan trọng vì nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số lý do tại sao cần tuân thủ lịch tiêm phòng:

– Bảo vệ trẻ khỏi nhiễm bệnh và gặp biến chứng: Vắc xin Hexaxim cung cấp sự bảo vệ chống lại 6 loại bệnh nguy hiểm bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các loại bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H. Influenzae týp B. Tuân thủ lịch tiêm đầy đủ giúp trẻ có đầy đủ miễn dịch tránh nhiễm bệnh và giảm nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Nếu trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng trễ/tiêm không đủ mũi, khi trẻ gặp virus/vi khuẩn khả năng bị mắc bệnh và gặp biến chứng là rất cao.

– Góp phần bảo vệ những người xung quanh: Vắc xin không chỉ bảo vệ trẻ, mà còn giúp bảo vệ cộng đồng, nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc không được tiêm/không đủ điều kiện tiêm vắc xin. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và bảo vệ cả xã hội.

4. Các lưu ý và hướng dẫn chăm sóc sau tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, việc chăm sóc cho trẻ là rất quan trọng để đảm bảo trẻ có một quá trình hồi phục tốt và tránh các tác dụng phụ tiềm năng. Dưới đây là một số lưu ý và hướng dẫn chăm sóc sau tiêm phòng Hexaxim cho trẻ:

– Theo dõi tình trạng của trẻ sau tiêm: Sau tiêm phòng, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong vòng một hoặc hai ngày. Điều này giúp bạn nắm bắt sớm các dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra và giúp trẻ xử trí kịp thời.

– Bảo vệ chỗ tiêm: Tránh xoa bóp hoặc làm tổn thương vùng da tại nơi tiêm. Không nên đặt hoặc đắp bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm, vì điều này có thể làm tổn thương da và gây tác dụng phụ.

– Chú ý đến các tác dụng phụ: Các tác dụng phụ sau tiêm phòng có thể bao gồm sốt nhẹ, đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi, quấy khóc, hoặc khó ngủ. Nếu bác sĩ cung cấp bất kỳ hướng dẫn hoặc thuốc nào sau tiêm phòng, hãy thực hiện chúng đúng cách theo hướng dẫn.

Hexaxim và lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ em

>>>>>Xem thêm: Tiêm ngừa vaccine sớm để phòng 4 bệnh lý nguy hiểm

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi làm giảm tác dụng phụ cho trẻ

– Nếu trẻ sốt: Bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Hãy giữ cho trẻ mặc quần áo thoải mái để giúp giảm nhiệt độ cơ thể.

– Liên hệ với bác sĩ ngay khi cần hỗ trợ: Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm phòng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Một số biểu hiện bất thường ở trẻ là sốt cao, kéo dài, lơ mơ, thở rít, quấy khóc nhiều giờ, phát ban,…

Tiêm phòng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em. Tuân thủ lịch tiêm phòng Hexaxim và chăm sóc sau tiêm phòng đúng cách giúp đảm bảo rằng trẻ có sự bảo vệ hiệu quả chống lại các bệnh truyền nhiễm. Để tiêm phòng Hexaxim an toàn cho trẻ, đồng thời giúp trẻ được thăm khám trước tiêm, hướng dẫn sau tiêm kỹ càng, luôn sẵn sàng hỗ trợ khi trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm chủng, bố mẹ có thể liên hệ ngay tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *