Hiểm họa mắc các bệnh ung thư có thể tới từ rất nhiều yếu tố, trong đó có nghề nghiệp mà bạn đang làm. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ những nghề nghiệp tưởng chừng an toàn lại có thể gây rủi ro lớn tới sức khỏe mà ít người biết.
Bạn đang đọc: Hiểm họa ung thư từ nghề nghiệp ít người biết
1. Người làm nông nghiệp
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nông nghiệp là một trong 5 ngành nghề có khả năng mắc ung thư do người nông dân có thời gian dài tiếp xúc với hóa chất từ thuốc trừ sâu, phân bón, chất thải.
Những người làm nông nghiệp cũng có khả năng mắc ung thư do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu…
Đặc biệt, người làm nông nghiệp thường không sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động, không che chắn kỹ đường thở, cơ thể, thậm chí tiếp xúc cùng lúc với nhiều loại hóa chất khác nhau, vì thế mà cơ thể dễ mắc bệnh, trong đó có ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư vú…
2. Công nhân làm việc trong môi trường độc hại
Thợ mỏ, nhân viên cơ khí, nhân viên nhà máy sản xuất thuốc nhuộm, công nhân dày da, may mặc… là những người làm trong môi trường “không an toàn”. Môi trường làm việc này họ thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như kim loại nặng (niken, thủy ngân), các hóa chất hữu cơ như benzen, toluen. Thường xuyên tiếp xúc và hít phải hóa chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư như phổi, thanh quản, vòm họng, ung thư miệng, ung thư da…
Bên cạnh đó, họ thường xuyên phải tăng ca nên thời gian tiếp xúc với khí độc hại càng nhiều, liên tục trong thời gian dài. Nếu không sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động đạt chuẩn, khả năng mắc bệnh rất cao, ung thư có thể ghé thăm bất cứ lúc nào.
3. Nhân viên cứu hỏa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng mắc ung thư tinh hoàn ở lính cứu hỏa cao hơn người làm nghề khác tới 100%, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt là 285, nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn 50% người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư gan có lây nhiễm không
Nhân viên cứu hỏa cũng là một trong những nghề có khả năng mắc ung thư cao
Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho biết, do đặc thù công việc của lính cứu hỏa là chữa cháy nên có thời gian dài tiếp xúc với các chất gây ung thư như benzen, chloroform, styrene… Khi làm công tác chữa cháy, các chất này xâm nhập vào cơ thể họ qua đường hô hấp và qua da, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
4. Nhân viên bán xăng
Theo nghiên cứu, trong xăng dầu chứa các hợp chất có vòng thơm như benzene, ethylbenzene, toluene, xylene là những chất gây ung thư. Các hợp chất này khi tiếp xúc với cơ thể qua đường thở hoặc qua da trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư da, ung thư thanh quản, vòm họng…
5. Thợ làm móng, tóc
Những người thợ làm móng, tóc thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc nhuộm, hấp ép, mùi hóa chất từ các loại sơn móng tay, chân. Những loại thuốc không đảm bảo chất lượng khi tiếp xúc trong thời gian dài sẽ gây kích ứng mạnh lên mũi, miệng, da, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
Trên đây là những nghề nghiệp tưởng chừng vô hại lại có khả năng gây hiểm họa ung thư ít người biết. Chính vì thế, nếu bạn đã và đang làm những công việc này, bạn nên chú ý tới sức khỏe, cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh (nếu có).
>>>>>Xem thêm: IUI và IVF là gì? Tìm hiểu sự khác nhau của hai phương pháp này
Chủ động tầm soát ung thư sớm giúp bạn phát hiện bệnh kịp thời, tăng cơ hội điều trị thành công
Nhằm giúp người bệnh sàng lọc sớm các bệnh lý ung thư trong cơ thể, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng gói khám tầm soát ung thư nâng cao VIP dành cho cả nam và nữ, phù hợp với độ tuổi từ 40 trở lên và có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh như công việc, môi trường làm việc độc hại; có tiền sử gia đình mắc ung thư…
Xem chi tiết gói khám Tại đây.
Gói khám bao gồm đầy đủ các danh mục khám với chi phí trọn gói, tiết kiệm, sẽ giúp bạn phát hiện sớm mọi bất thường trong cơ thể, trong đó có ung thư. Các bệnh lý ung thư nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới hơn 90%.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 1900 55 88 92/ 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.