Hiện tượng đánh trống ngực khi cảnh báo những nguy hiểm gì?

Đa số mọi người thường cho rằng hiện tượng đánh trống ngực là dấu hiệu khi cơ thể mệt mỏi hay lao động quá sức. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi cũng là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm và do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, nếu thấy hiện tượng xuất hiện thường xuyên, người bệnh cần chú ý và thăm khám sớm. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Hiện tượng đánh trống ngực khi cảnh báo những nguy hiểm gì?

1. Tổng quan về tình trạng đánh trống ngực

Đánh trống ngực sẽ khiến bạn cảm thấy nhịp tim bị đập quá nhanh hay quá mạnh, đập không đều, bỏ nhịp. Những điều này được cảm nhận rõ rệt nhất ở vùng ngực, cổ hoặc cổ họng. Hiện tượng này gây cảm giác khó chịu và lo lắng đối với người bệnh. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chúng lại không gây quá nhiều nguy hại và có thể tự biến mất như:

– Đánh trống ngực gây ra do căng thẳng, lo lắng hay sử dụng quá nhiều cafeine, nicotine, rượu, bia,… trong ngày. Tình trạng này cũng thường xảy ra với phụ nữ khi đang trong quá trình mang thai.

Hiện tượng đánh trống ngực khi cảnh báo những nguy hiểm gì?

Đánh trống ngực ở mỗi người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Một vài trường hợp khác, đánh trống ngực có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tim mạch nghiêm trọng. Nếu bạn thấy hiện tượng này đi kèm cùng các dấu hiệu dưới đây, hay đi đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm:

– Khó thở.

– Hoa mắt, chóng mặt.

– Tức ngực.

– Ngất lịm.

2. Nguyên nhân và cảnh báo cho hiện tượng đánh trống ngực

Đánh trống ngực có thể xuất hiện cả khi bạn đang hoạt động hoặc đang nghỉ ngơi. Đa phần hiện tượng này sẽ liên quan tới các bệnh lý tim mạch hoặc không rõ nguyên nhân.

2.1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đánh trống ngực

Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng có thể bao gồm:

– Khi có các phản ứng về cảm xúc mạnh mẽ như: căng thẳng, lo âu, tress,…

– Luyện tập thể dục quá lâu, quá sức.

– Sử dụng cafeine, nicotine nhiều trong thời gian dài.

– Đang có biểu hiện sốt cao, ốm.

– Do sự thay đổi của các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, thai kì hay tiền mãn kinh.

– Đang sử dụng một số loại thuốc ho, cảm cúm chứa pseudoephedrine.

– Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản dạng hít có chứa chất kích thích.

Đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như: cường giáp, loạn nhịp tim. Với loạn nhịp tim sẽ bao gồm: tim đập nhanh, tim đập chậm, hoặc nhịp thất thường không đều.

2.2. Hiện tượng đánh trống ngực nguy hiểm thế nào?

Vì có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đánh trống ngực. Vì vậy, điều này khiến cho việc chuẩn đoán sơ bộ gặp phải nhiều khó khăn. Khi đó đòi hỏi bác sĩ phải tiến hành kiểm tra về thể chất bệnh nhân một cách toàn diện. Quá trình thăm khám cần bổ sung các thông tin liên quan tới hoạt động thể chất thường ngày, tinh thần trong cuộc sống và các loại thuốc đang sử dụng.

Trường hợp người bệnh có tiền sử bệnh tim, khi xuất hiện cơn đánh trống ngực cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Những biến chứng có thể xảy ra nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:

– Ngất xỉu: khi nhịp tim tăng cao, huyết áp tụt sẽ dẫn đến tình trạng ngất lịm. Khả năng xảy ra biến chứng này sẽ cao hơn nếu bạn có các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Tìm hiểu thêm: Các biến chứng của bệnh hẹp van 2 lá

Hiện tượng đánh trống ngực khi cảnh báo những nguy hiểm gì?

Đánh trống ngực có thể dẫn đến tình trạng ngất xỉu và mất nhận thức

– Xuất hiện tình trạng ngưng tim: xảy ra khá hiếm. Đánh trống ngực có thể do sự tăng giảm đột ngột của nhịp tim và đe dọa đến tính mạng người bệnh, đồng thời làm giảm khả năng đập của nhịp tim.

– Đột quỵ: trường hợp đánh trống ngực do rung nhĩ (là khi nhĩ rung lên thay vì phải đập một cách bình thường). Khi này máu sẽ tích tụ lại và hình thành lên huyết khối. Huyết khối nếu vỡ ra sẽ làm tắc mạch máu não và gây đột quỵ.

– Suy tim: hậu quả từ việc tim đang bơm máu không hiệu quả trong một thời gian dài. Kiểm soát tình trạng loạn nhịp của tim đôi khi cũng có khả năng cải thiện chức năng cho tim.

3. Điều trị đối với tình trạng đánh trống ngực

Đối với điều trị hiện tượng này đa số sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp cơn đánh trống ngực xuất hiện do thể dục quá sức, vận động quá mạnh hay xuất phát từ các yếu tố tâm lý thì điều bạn cần làm là: nghỉ ngơi, thư giãn và chưa cần thiết phải can thiệp y khoa.

Nguyên nhân đến từ lối sống không lành mạnh hay do lạm dụng quá nhiều chất kích thích, thuốc lá thì các điều trị là: hạn chế hoặc dừng hẳn các thói quen xấu này.

Khi bác sĩ xác định cơn đánh trống ngực của bạn xuất phát từ việc sử dụng một số loại thuốc hiện tại. Bạn nên cân nhắc thay thế bằng một loại khác có công dụng tương tự dưới sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

Nếu các vấn đề về tim mạch khiến cho bạn hay bị khó thở, tim đập nhanh. Bạn nên điều trị bằng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định khi được bác sĩ tư vấn.

4. Cách để ngăn ngừa đánh trống ngực

Sau khi thăm khám nếu bác sĩ có thể bạn sẽ không phải điều trị tại bệnh viện hay sử dụng thuốc. Khi đó bạn có thể thực hiện các cách sau để hạn chế tình trạng:

– Luôn giữ trạng thái bình tĩnh và ổn định về tinh thần trong mọi tình huống. Khi xuất hiện các cảm giác: bất an, căng thẳng, bạn nên hít sâu và ngồi thư giãn một lát.

– Xác định rõ tình trạng sức khỏe thực tế của bản thân để duy trì luyện tập hợp lý. Hạn chế làm việc hay tập luyện quá sức.

– Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng các dưỡng chất nạp vào cơ thể. Thường xuyên bổ sung rau củ, các loại thực phẩm tự nhiên và hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.

Hiện tượng đánh trống ngực khi cảnh báo những nguy hiểm gì?

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị thiếu máu cơ tim giúp đạt hiệu quả cao

Tăng cường rau xanh cho bữa ăn hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

– Nếu bạn đang có các vấn đề liên quan đến: huyết áp, tiểu đường thì nên chú ý và kiểm soát thật tốt. Vì những bệnh lý này có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

– Trao đổi với bác sĩ chuyển các loại thuốc đang sử dụng mà gây ra các cơn đánh trống ngực.

Đánh trông ngực nguy hiểm thế nào phụ thuộc nhiều vào: tần suất và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng. Tuy nhiên, để biết được kết quả chính xác nhất người bệnh nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *