Có không ít người mẹ sau sinh bất ngờ khi phát hiện ra mình mắc phải tình trạng đau mắt đỏ sau sinh – điều mà chưa từng xảy ra trước đây cũng như khi mang thai em bé. Vậy nguyên nhân đau mắt đỏ sau sinh là do đâu và những đối tượng nào sẽ dễ mắc phải tình trạng này. Tất cả vấn đề này sẽ được Thu Cúc TCI giải đáp ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Hiện tượng đau mắt đỏ sau sinh là nguyên nhân do đâu?
1. Nguyên nhân đau mắt đỏ sau sinh là gì?
Hầu hết, triệu chứng đau mắt đỏ sau khi sinh thường xảy ra nhiều ở những mẹ trải qua giai đoạn vượt cạn bằng phương pháp sinh thường, còn đối với những người mẹ sinh mổ thì khá là ít. Nguyên nhân của triệu chứng đỏ mắt này là do:
– Khi sinh thường, người mẹ sẽ phải rặn một lực rất mạnh để đẩy em bé ra bên ngoài tử cung. Quá trình rặn đẻ gây ra một lực tác động rất lớn đến hệ thống các mao mạch máu ở mắt. Khi lực tác động này đạt đến ngưỡng cực đỉnh sẽ làm phá vỡ các mao mạch máu, dẫn đến tình trạng xuất huyết khiến cho mắt bị đỏ. Vì lúc này, máu sẽ tụ lại ở trên phần kết mạc của nhãn cầu.
– Ngoài ra, với những mẹ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm trong việc hít thở cũng như rặn đẻ đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mẹ dễ mắc phải tình trạng này hơn. Thông thường, các mẹ sẽ rặn xuống thì sẽ đỡ hơn, nhưng nếu như mẹ rặn lên sẽ khiến cho toàn bộ vùng mắt có cảm giác bị căng, nhức và đó cũng chính là lúc các mao mạch máu đang bị ảnh hưởng.
Những mẹ sinh thường là đối tượng rất dễ mắc phải đau mắt đỏ sau sinh
2. Hiện tượng đau mắt đỏ sau sinh có phải là một vấn đề nguy hiểm không?
Thật may là tình trạng mẹ xuất hiện triệu chứng đỏ mắt sau sinh không phải là một vấn đề quá nguy hiểm và gây suy giảm đến thị lực. Tình trạng tụ máu này hầu như sẽ dần tan đi trong những ngày đầu và sẽ tự biến mất mà mẹ không cần phải can thiệp y tế cũng như sử dụng thuốc. Để mắt có thể trở lại được bình thường thì mẹ sẽ mất khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mẹ chủ quan khi bị đau mắt đỏ.
Nếu như, mẹ cảm thấy mắt của mình có triệu chứng đỏ mặt nặng hơn hẳn so với những mẹ khác, đi kèm cùng với dấu hiệu đau rát, nhặm mắt, dễ chảy gỉ mắt,… và tình trạng không có dấu hiệu tự thuyên giảm thì cần thăm khám ngay với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để được điều trị và thăm khám kịp thời. Bởi mắt là một bộ phận vô cùng nhạy cảm, khi các mao mạch máu bị tổn thương nếu như không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Vì vậy, những mẹ bầu sau sinh cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng này.
Các mẹ sau sinh cần thăm khám càng sớm càng tốt nếu như thấy mắt có những dấu hiệu bất thường như đỏ rát, nhặm mắt diễn ra trong một thời gian dài.
3. Làm thế nào giúp các mẹ bầu phòng ngừa vấn đề này?
Việc phòng ngừa được tình trạng đau mắt đỏ sau khi sinh chỉ có thể thực hiện khi mẹ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang chuẩn bị cho kế hoạch mang thai. Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho mẹ sau khi vượt cạn, phòng ngừa trước những biến chứng xảy ra, có một vài phương pháp sau đây mà mẹ có thể dụng như là:
3.1 Tích cực tham gia các lớp học tiền sản
Lớp học tiền sản không còn quá xa lạ nữa đối với các mẹ bầu phải không nào? Đây là lớp học mà không chỉ những người mẹ đang mang thai mà những chị em đang có kế hoạch mang thai đều hết sức quan tâm. Bởi vì, các mẹ sẽ học được vô vàn những kiến thức thai sản thiết thực tại đây mà đôi khi trên sách vở hay mạng internet đều rất khó có thể tìm thấy.
Đặc biệt, để phòng ngừa nguy cơ vỡ mạch máu khi rặn đẻ làm xuất hiện tình trạng đỏ mắt sau sinh thì các mẹ cần học thật kỹ cách điều chỉnh nhịp thở cũng như rặn đẻ đúng cách.
3.2 Khám võng mạc thai nghén
Đứng trước những hệ lụy nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt sau sinh thì việc thăm khám võng mạc thai nghén là phương pháp tầm tiềm soát rất hiệu quả mà mẹ không nên bỏ qua. Đặc biệt, với những mẹ bầu mắc phải tật khúc xạ ở mắt hay mắc phải các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, từng bị chấn thương ở mắt thì nguy cơ bong võng mạc cao gấp 4 lần so với những mẹ bầu thông thường.
Trong quá trình khám võng mạc thai nghén, bác sĩ nhãn qua sẽ giúp mẹ thăm khám tổng thể từ bên ngoài đến bên trong cấu trúc của mắt để kiểm tra xem tình trạng mắt của mẹ hiện tại có mắc phải bệnh lý nào hay không. Quá trình thăm khám thông thường sẽ được diễn ra như sau: Thử thị lực, thăm khám với bác sĩ nhãn khoa nhằm phát hiện ra các vấn đề bán cầu trước nhãn cầu, đo khúc xạ máy nhằm phát hiện tật khúc xạ, chụp OTC bán cầu sau nhãn cầu, chụp đáy mắt không huỳnh quang giúp phát hiện các bệnh lý võng mạc.
Hiện nay, chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã xây dựng gói khám khám võng mạc thai nghén với chi phí hợp lý cùng đội ngũ y bác sĩ nhãn khoa đầu ngành sẽ giúp cho mẹ bầu bị cận thị, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ tầm kiểm soát tốt sức khỏe của mắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Cơ bản về sụp mí mắt và cách khắc phục
Khám võng mạc thai nghén mà phương pháp tầm kiểm soát hiệu quả nguy cơ đỏ mắt sau khi sinh
3.2 Hạn chế để mắt hoạt động quá căng thẳng
Vào thời kỳ mang thai, võng mạc của mẹ bầu nhạy cảm hơn bất kỳ một thời điểm nào khác và võng mạc bị suy yếu cũng chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng vỡ các mao mạch máu khi mẹ rặn đẻ quá sức. Vì vậy, để phòng ngừa được tình trạng này xảy ra thì mẹ cần phải bảo vệ võng mạc, bảo vệ đôi mắt luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
Mẹ nên hạn chế việc để đôi mắt hoạt động quá căng thẳng, điển hình như ngồi quá nhiều giờ đồng hồ trước màn hình máy tính, đọc sách trong môi trường thiếu ánh sáng,… Nếu như, tính chất công việc yêu cầu mẹ phải tiếp xúc nhiều với máy tính thì hãy cố gắng tạo ta cho mình một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi. Ví dụ, cứ trung bình 20-30 phút sẽ cho mắt nghỉ một lần, đưa mắt nhìn ra xa để mắt được thư giãn, trong thời gian làm việc cố gắng chớp mắt liên tục để tránh tình trạng khô mắt.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bong võng mạc nên ăn gì và không nên ăn gì?
Tránh tình trạng làm việc với máy tính quá nhiều giờ đồng hồ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt
Vậy là, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, giải pháp cũng như cách phòng ngừa tình trạng bị đau đỏ mắt sau sinh. Chúng tôi hy vọng rằng, với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đang gặp phải và biết được khi nào đôi mắt đang trong ngưỡng an toàn, khi nào đôi mắt đang đứng trước dấu hiệu đáng báo động phải thăm khám ngay lập tức. Nếu như, các bạn còn có thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi và lắng nghe câu trả lời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.