Hiện tượng hẹp van tim: Nguyên nhân và biến chứng

Hiện tượng hẹp van tim có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh và kịp thời điều trị.

Bạn đang đọc: Hiện tượng hẹp van tim: Nguyên nhân và biến chứng

1. Hiện tượng hẹp van tim là gì?

Hẹp van tim là tình trạng van tim không thể mở ra hoàn toàn, làm hạn chế sự lưu thông của máu. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, trước hết bạn cần biết cấu tạo và chức năng của các loại van tim.

Hệ thống van tim trong cơ thể người bao gồm:

– Van tim 2 lá

– Van tim 3 lá

– Van động mạch phổi

– Van động mạch chủ

Khi tim bơm máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, van 2 lá và 3 lá mở, còn 2 van động mạch đóng. Còn khi tim bơm máu khỏi tim ra động mạch phổi và động mạch chủ, 2 van động mạch mở, van 2 lá và 3 lá đóng. Hẹp van tim xảy ra khi van tim dày lên và cứng, hoặc các mép van bị dính lại, làm khả năng mở của van tim bị hạn chế.

Hiện tượng hẹp van tim: Nguyên nhân và biến chứng

Hẹp van tim xảy ra khi van tim dày lên và cứng

2. Phân loại hẹp van tim

2.1. Phân loại theo loại van tim bị hẹp

Hệ thống van tim gồm 4 loại van tim, vì vậy cũng có 4 loại hẹp van tim có thể gặp:

– Hẹp van 2 lá: Hẹp van 2 lá hạn chế máu từ nhĩ trái xuống thất trái.

– Hẹp van 3 lá: Hẹp van 3 lá hạn chế máu từ nhĩ phải xuống thất phải.

– Hẹp van động mạch chủ: Hẹp van động mạch chủ hạn chế máu từ thất trái xuống động mạch chủ vào vòng tuần hoàn lớn.

– Hẹp van động mạch phổi: Hẹp van động mạch phổi hạn chế máu từ thất phải xuống động mạch phổi vào vòng tuần hoàn nhỏ.

2.2. Phân loại theo mức độ hẹp của van tim

Dựa vào diện tích mở van, hẹp van tim chia làm 3 loại:

– Hẹp van tim nhẹ: diện tích mở van lớn hơn 1,5 cm2

– Hẹp van tim vừa: diện tích mở van tim nằm trong khoảng từ 1 cm2 đến 1,5 cm2

– Hẹp van tim khít: diện tích mở van tim nhỏ hơn 1 cm2

3. Nguyên nhân gây hẹp van tim

Một số nguyên nhân phổ biến gây hẹp van tim là:

– Bệnh thấp tim

Thấp tim do liên cầu nhóm A  thường gặp ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Thấp tim cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh van tim ở Việt Nam. Thấp tim làm van tim dày lên, dính lại với nhau gây ra hẹp van tim. Hiện tượng này thường gặp nhất ở van hai lá và van động mạch chủ.

– Bệnh tim bẩm sinh

Khuyết tật van tim bẩm sinh có thể gặp khi còn ở bào thai. Khuyết tật này thường gặp ở van động mạch chủ.

– Lão hóa

Khi có tuổi, van tim của người già kém linh hoạt hơn, dễ bị vôi hóa nên dày lên và xơ cứng, hạn chế khả năng đóng van tim.

– Sa van 2 lá

Sa van 2 lá xảy ra khi van 2 lá đóng không đúng cách và lồi lên nhĩ trái. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dây chằng van bị tổn thương.

4. Triệu chứng

4.1. Triệu chứng hiện tượng hẹp van tim nhẹ và vừa

Van tim hầu như không bao giờ bị đóng khít hoàn toàn. Nếu diện tích mở van vẫn trên 1 cm2, tim sẽ có cơ chế bù trừ thông qua việc giãn buồng tim để tống được nhiều máu hơn trong một lần co bóp, bù đắp lượng máu bị thiếu hụt do van tim hẹp. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào liên quan đến hẹp van tim.

Tìm hiểu thêm: Hiểu về cơn co giật động kinh: Triệu chứng, cách kiểm soát

Hiện tượng hẹp van tim: Nguyên nhân và biến chứng

Bệnh nhân thường bị khó thở, đặc biệt là khi vận động hay gắng sức

4.2. Triệu chứng hiện tượng hẹp van tim khít

Nếu tính trạng hẹp van tim nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng sau:

– Đau thắt ngực

– Đánh trống ngực

– Khó thở, đặc biệt là khi vận động hay gắng sức

– Mệt mỏi

– Ngất xỉu

– Giảm khả năng vận động

– Ho

– Sưng mắt cá chân

– Phù chân

5. Biến chứng của bệnh hẹp van tim

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng rất nguy hiểm, thường gặp là:

– Suy tim

Suy tim là biến chứng phổ biến nhất khi bị hẹp van tim. Nguyên nhân là do van tim khó đóng khít, tim giãn ra và làm việc gắng sức hơn để đảm bảo lượng máu cần thiết mỗi lần tim co bóp. Tim làm việc gắng sức trong một thời gian dài làm cơ tim suy yếu. Hẹp van 2 lá thường dẫn đến suy tim phải. Còn hẹp van 3 lá thường dẫn đến suy tim trái.

– Nhồi máu cơ tim

Hẹp van gây nguy cơ cao hình thành cục máu đông gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

– Đột quỵ

Cục máu đông gây nên do hẹp van tim khi lên não sẽ dễ dẫn đến đột quỵ.

– Rối loạn nhịp tim

Các rối loạn nhịp tim thường gặp khi bị hẹp van là rung nhĩ, rung thất và nhịp nhanh thất.

Hiện tượng hẹp van tim: Nguyên nhân và biến chứng

>>>>>Xem thêm: Chế độ chăm sóc bệnh nhân parkinson

Hiện tượng hẹp van tim gây nguy cơ cao hình thành cục máu đông gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

6. Các phương pháp điều trị hẹp van tim

Các loại thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và phòng ngừa xảy ra biến chứng trên tim. Các nhóm thuốc thường được sử dụng là:

– Thuốc lợi tiểu

Giúp giảm tích lũy chất lỏng ở phổi và hỗ trợ làm giảm phù ở chân và cải thiện tình trạng khó thở.

– Thuốc ức chế men chuyển

Giúp hạ huyết áp, giảm thiểu gánh nặng cho cơ tim.

– Thuốc chẹn beta giao cảm

Giúp hạ huyết áp và làm tim đập chậm lại.

– Thuốc Digitalis

Giúp tăng khả năng co bóp của cơ tim và điều hòa nhịp tim.

– Thuốc giãn mạch

Giúp hạ huyết áp, giảm thiểu gánh nặng cho cơ tim.

– Thuốc chống đông máu

Giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối.

Lưu ý các loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo và việc sử dụng cần linh hoạt tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc và được kê đơn phù hợp, bệnh nhân cần thăm khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Trong trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, van tim bị hẹp nhiều, bị vôi hóa nặng nề, các triệu chứng gây rất nhiều khó chịu thì bệnh nhân có thể được chỉ định các biện pháp can thiệp phù hợp.

Như vậy, hiện tượng hẹp van tim nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề. Khi được chẩn đoán mắc bệnh này, người bệnh cần chú ý tái khám định kì để kiểm soát tính trạng hẹp van tim và huyết áp. Ngoài ra, cần duy trì lối sống lành mạnh như ăn nhạt, không uống cà phê hay rượu, tráng để thừa cân và tập thể dục, sinh hoạt điều độ để cải thiện bệnh và hạn chế các biến chứng xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *