Hiện tượng ra máu khi mang thai: nguyên nhân và cách xử trí

Hiện tượng ra máu khi mang thai khiến các thai phụ lo lắng. Hãy tìm hiểu những thông tin mà chúng tôi cung cấp để xem nguyên nhân và cách xử trí thế nào.

Bạn đang đọc: Hiện tượng ra máu khi mang thai: nguyên nhân và cách xử trí

Hiện tượng ra máu khi mang thai: nguyên nhân và cách xử trí

Hiện tượng ra máu khi mang thai khiến các thai phụ lo lắng.

Hiện tượng ra máu khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Máu báo thai

Ra máu khi mang thai thường xảy ra cùng thời điểm với kỳ kinh và các biểu hiện giống như trong thời kỳ kinh nguyệt: đau bụng, căng tức ngực, đau mỏi lưng… khiến cho nhiều chị em lầm tưởng sắp đến kỳ kinh nguyệt.
Trong những tuần đầu tiên, phôi thai sau khi được di chuyển từ buồng trứng vào đến tử cung thì sẽ tìm một vị trí để “bám rễ” vào tử cung và phát triển. Hiện tượng này có thể là một nguyên nhân gây hiện tượng ra máu khi mang thai. Một số mẹ bầu thấy ra máu chút ít trong vài ngày, màu nâu hoặc đỏ tươi, một số người không có. Dù ít hay nhiều thì máu báo cũng ít hơn máu của kỳ kinh nguyệt rất nhiều. Nếu thấy có hiện tượng máu nâu, máu đỏ đậm hơn bình thường, kéo dài thì cần phải đi khám ngay.

Thay đổi nội tiết tố

Ra máu khi mang thai nếu không đi kèm với triệu chứng bất thường nào khác, thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, lượng hormone sinh dục nữ tăng cao đột biến trong thời gian mang thai.

Nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng âm đạo

Đôi khi nhiễm trùng đường tiểu và âm đạo là một nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu trong thai kỳ. Nếu thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo đi kèm tiểu buốt, âm đạo sưng đỏ, khí hư bất thường, ngứa rát… thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và có cách xử trí thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Ung thư gan ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Hiện tượng ra máu khi mang thai: nguyên nhân và cách xử trí

Nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng âm đạo cũng có thể là nguyên nhân chảy máu âm đạo khi mang thai

Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ xuất huyết thai kỳ, nguyên nhân là do bào thai đi lạc (thông thường là trong vòi trứng) bị vỡ. Mang thai ngoài tử cung nếu không phát hiện và xử lý kịp thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu, có thể đe dọa tính mạng thai phụ. Nếu thấy chảy máu ở 3 tháng đầu, kèm chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp giảm, đau và căng tức bụng, đau vùng vai gáy và chân bị co rút….thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sớm.

Động thai, sẩy thai

Nếu trong khi có thai, thấy có các dấu hiệu thai như đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, sa thấp xuống dưới, âm đạo có ít dịch mầu hồng nhạt hoặc bị ra máu thì gọi là động thai. Động thai thì thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống, chưa bị đẩy khỏi buồng tử cung. Nếu không xử trí kịp thời, tiếp tục chảy máu và đau bụng thì thành phần của thai nhi đã đi qua ống tử cung được coi là sảy thai.

Hiện tượng ra máu khi mang thai: nguyên nhân và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm có nguy hiểm không?

Cần phải báo với bác sĩ tình trạng này để xem nguyên nhân là do đâu và có phương pháp xử trí thích hợp,

Hiện tượng ra máu khi mang thai xử trí thế nào?

– Không phải trường hợp ra máu khi mang thai nào cũng nguy hiểm. Hãy theo dõi số lượng máu để có thể biết được lượng máu, màu sắc của máu.
– Điều quan trọng là cần phải báo với bác sĩ tình trạng này để xem nguyên nhân là do đâu và có phương pháp xử trí thích hợp, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt đi khám bác sĩ ngay nếu xuất huyết âm đạo thai kỳ cùng với tình trạng đau quặn ở bụng dưới, âm đạo chảy máu nhiều, chảy máu kèm theo dải máu đông, choáng, sốt cao trên 38 độ, người ớn lạnh…

– Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạ hợp lý, ăn các món mềm dễ tiêu.
– Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày.
– Kiêng quan hệ vợ chồng khi bị ra máu trong thai kỳ.
Để phòng ra máu trong thai kỳ, mẹ bầu nên khám thai và siêu âm thai theo định kỳ để phát hiện sớm và giải quyết được những vấn đề của thai kỳ, phát hiện những bệnh lý về phụ khoa theo dõi tình trạng bệnh và xử trí đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *