Hiện tượng tắc tia sữa áp xe có nguy hiểm không?

Cho đến hiện tại, vẫn có rất nhiều mẹ bỉm quan niệm rằng hiện tượng tắc tia sữa và áp xe vú tương đồng với nhau. Tuy nhiên, thực tế tắc tia sữa gây áp xe lại là một trong số những nguyên nhân dẫn đến áp xe vú ở phụ nữ sau sinh. Đây cũng là vấn đề khiến các mẹ bỉm cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Vậy tắc tia sữa áp xe có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Hiện tượng tắc tia sữa áp xe có nguy hiểm không?

1. Tắc tia sữa và những thông tin mà mẹ cần chú ý

Tình trạng tắc tia sữa xảy ra sau sinh, thường chỉ kéo dài vài ngày đầu. Sau khi nồng độ các hormone estrogen, progesterone tụt giảm, quá trình tiết sữa sẽ diễn ra và từ đó mẹ có thể cho em bé bú một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp tắc tia sữa kéo dài, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến vú, áp xe. Chính vì vậy, tắc tia sữa cần được phát hiện và điều trị từ sớm để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của các mẹ.

Tắc tia sữa có thể nhận thấy rõ qua những triệu chứng như sau:

– Mẹ cảm thấy bầu ngực căng tức, nóng rát, thậm chí đau khi chạm vào.

– Bầu ngực có xuất hiện cục cứng, sưng đỏ, bầm tím.

– Sữa có thể ra nhiều hoặc ít, thậm chí không có sữa tiết ra.

– Núm vú đau, nhạy cảm.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy theo tình trạng viêm.

Hiện tượng tắc tia sữa áp xe có nguy hiểm không?

Tình trạng tắc tia sữa gây ra nhiều triệu chứng khiến sản phụ mệt mỏi, khó chịu

Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa có thể đến từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đa số tình trạng tắc tia sữa đều liên quan tới việc mẹ cho bé bú ra sao. Thực tế, việc sữa có thể tiết ra thuận lợi hay không, mẹ có nguy cơ tắc tia sữa lâu dài hay không đều có liên quan tới việc em bé bú nhiều hay ít, bú có thường xuyên không.

Những nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa kéo dài:

– Mẹ cho con bú muộn, bú sai cách, cho con bú không theo cữ, không thường xuyên.

– Mẹ không hút sữa thừa sau khi cho bé bú, khiến bầu ngực bị đọng sữa, gây tắc do các cục sữa cứng đông lại.

– Mẹ không vệ sinh đầu vú sau khi cho con bú, dẫn đến tắc tại đầu vú, thậm chí gây viêm lan sang ống dẫn sữa.

– Mẹ không massage đều, không thường xuyên kích thích tuần hoàn máu tới bầu vú khiến các ống dẫn sữa, nang sữa không được mạch máu nuôi dưỡng thường xuyên, bị hẹp và làm tắc tia sữa.

2. Áp xe vú sau sinh và dấu hiệu bị áp xe vú?

Chúng ta thường nghe tới thuật ngữ áp xe vú. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này.

2.1. Tắc tia sữa áp xe – vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Khi vú bị tổn thương dẫn đến viêm, sưng và có hình thành mủ, áp xe vú cũng xảy ra. Đây là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, áp xe vú thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh:

– Phụ nữ sau sinh cơ thể còn yếu, miễn dịch kém, dễ bị viêm và tổn thương thể trạng nặng nề.

– Phụ nữ sau sinh, tuyến vú, bầu vú cần hoạt động thường xuyên để tiết sữa, nuôi con nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ổ áp xe nếu bị viêm.

– Phụ nữ sau sinh, nội tiết tố chưa ổn định, vì vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết sữa, làm tắc tia sữa, gây viêm và dẫn tới áp xe.

Hiện tượng tắc tia sữa áp xe có nguy hiểm không?

Khi vú bị tổn thương dẫn đến viêm, sưng, có mủ, tình trạng áp xe vú xảy ra

Đó chính là những yếu tố, nguyên nhân dẫn tới áp xe vú ở mẹ bỉm sau sinh.

2.2. Dấu hiệu khi bị tắc tia sữa áp xe

Tình trạng áp xe vú có rất nhiều triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết. Thông thường, chị em phụ nữ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu ở từng giai đoạn cụ thể như:

– Giai đoạn hình thành viêm, mủ: Tình trạng viêm diễn ra khi các tế bào tại mô tuyến vú, mô dưới da, mô liên kết bị tổn thương, nhiễm trùng và có mủ xuất hiện. Lúc này, người bệnh có thể cảm nhận rõ sự đau nhức. Cơn đau đi kèm với trạng thái sốt, sốt cao do hệ miễn dịch bắt đầu phản ứng lại. Bầu ngực sưng to, đau, có kèm theo cảm giác nóng rát. Thậm chí, nhiều trường hợp ổ viêm ngay dưới da hoặc nằm ở bề mặt tuyến, triệu chứng phù nề là khó tránh khỏi.

– Giai đoạn hình thành ổ áp xe: Khi mật độ viêm tăng lên, vùng tổn thương do mủ đã ăn sâu, ổ áp xe vú cũng được hình thành. Đi kèm với sự hình thành của ổ áp xe là các triệu chứng như bầu ngực sưng to, da căng, cảm giác nóng rát, đau dữ dội hơn, nghiêm trọng hơn. Sữa mẹ sẽ tiết ra cùng với mủ nếu áp xe nằm gần ống dẫn sữa. Kèm theo đó, người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng và xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi,…

Tìm hiểu thêm: Có nên thực hiện mài nhỏ răng cửa không?

Hiện tượng tắc tia sữa áp xe có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa áp xe vú có rất nhiều triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết

Một vài triệu chứng khác có thể cho thấy ổ áp xe đang diễn biến xấu hơn: Sờ, cảm nhận rõ những cục u cứng trong bầu ngực, vùng da trên ổ áp xe có màu vàng nhạt, hạch bạch huyết bắt đầu sưng, tụt huyết áp, thậm chí là vỡ ổ áp xe, khiến mủ tràn ra, nhiễm trùng tuyến vú.

3. Tắc tia sữa dẫn đến áp xe có nguy hiểm không?

Hiện tượng này thực tế rất nguy hiểm vì sau một thời gian tia sữa bị tắc, các ổ viêm hình thành rồi mới xuất hiện các ổ áp xe.

Trong khoảng 1 tuần, tình trạng tắc tia sữa chưa trở thành viêm. Từ 2 đến 4 ngày đầu, các triệu chứng mà mẹ bỉm nhận thấy rõ nhất là cảm giác căng, đau và nóng tại bầu ngực do tia sữa bị tắc. Từ ngày thứ 5, thứ 6, tình trạng tắc tia sữa nghiêm trọng hơn và dần gây tổn thương ống dẫn sữa, tuyến vú, viêm tắc tia sữa dần hình thành, chị em bắt đầu bị sốt cao, bầu ngực sưng to, đau đớn, căng nóng và có thể xuất hiện phù nề, nổi hạch.

Sau 1 tuần, nếu tình trạng tắc tia sữa vẫn tiếp diễn và không được khắc phục, viêm hóa mủ, gây ra tình trạng áp xe vú.

Bởi vậy, tình trạng tắc tia sữa không thể xem thường và cần được xử lý sớm. Tắc tia sữa gây áp xe có thể làm ảnh hưởng, ức chế khả năng tiết sữa tự nhiên. Thời gian tiếp theo, ổ áp xe ăn sâu hơn, hệ miễn dịch tự nhiên không thể kiểm soát, dẫn đến nhiễm trùng diện rộng, làm ảnh hưởng đến máu huyết, các cơ quan khác trong cơ thể.

Hiện tượng tắc tia sữa áp xe có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: 3 điểm khác biệt giữa Double Test và Triple Test

Tắc tia sữa áp xe có thể làm ảnh hưởng, ức chế khả năng tiết sữa tự nhiên, thậm chí là hoại tử vú

Nguy hiểm hơn, áp xe do tắc tia sữa lâu ngày còn dẫn đến hoại tử vú do nhiễm trùng nặng. Vú dần chuyển sang màu vàng, sau đó bầm tím và sậm màu hẳn. Ngoài ra, áp xe vú còn có thể là tiền đề cho bệnh viêm xơ tuyến vú mạn tính, nguy cơ tiến triển thành ung thư vú cao.

4. Làm thế nào khi bị tắc tia sữa áp xe?

Đầu tiên, khi bị áp xe tuyến vú, sản phụ sau sinh cần nhớ tuyệt đối không cho con bú. Thứ nhất là bởi khi cho bé bú, đầu vú có thể bị tổn thương, làm cho ổ áp xe diễn biến nghiêm trọng hơn. Thứ hai, khi bé bú mẹ, lực tác động có thể khiến ổ áp xe bị vỡ, mủ tràn ra và lẫn vào dòng sữa, bé bú phải sữa mẹ có lần mủ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Tiếp đó, các mẹ cần nhanh chóng đi khám và thực hiện điều trị tắc tia sữa, áp xe vú theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể có những phương án điều trị như sau:

– Sử dụng kháng sinh, áp dụng với những trường hợp áp xe nhẹ, phát hiện sớm, chưa cần can thiệp sâu hay phải phẫu thuật.

– Phẫu thuật tháo mủ, rạch, chích ổ áp xe để không làm tổn hại tới tuyến vú, ống dẫn sữa. Sau phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện vệ sinh, rửa ổ áp xe theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng, giúp vùng tổn thương chóng phục hồi.

Qua đây, chắc hẳn chị em đã có thể nhìn nhận đúng về tình trạng tắc tia sữa, tắc tia sữa áp xe và chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như điều trị nếu gặp tình trạng này. Sau sinh, việc cho con bú, vệ sinh bầu vú cần được chú ý thực hiện thường xuyên, cẩn thận, tránh tắc tia sữa kéo dài dẫn đến những hệ quả, biến chứng không đáng có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *