Tình trạng sốt sau khi tiêm vacxin là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng tốt với vacxin. Thông qua việc làm tăng nhiệt độ cơ thể, sốt sẽ giúp bạn chủ động ngăn sự tấn công của tác nhân gây bệnh và hạn chế khả năng sinh sản của chúng bên trong cơ thể.
Bạn đang đọc: Hiểu đúng về tình trạng sốt sau khi tiêm vacxin
1. Tại sao sau khi tiêm chủng lại có hiện tượng sốt?
Vacxin là một chế phẩm sinh học được tạo ra bằng cách sử dụng các phiên bản bị bất hoạt hoặc đã suy yếu của mầm bệnh gọi là kháng nguyên để cung cấp cho cơ thể khả năng miễn dịch với những bệnh lý nhất định. Đối với một số loại vacxin, kĩ thuật di truyền được sử dụng để tạo ra các kháng nguyên cần thiết.
Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng với nó tương tự như với virus thật sự. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng với vacxin bằng cách tạo kháng thể chống lại mầm bệnh trong vacxin, ghi nhớ virus và tìm cách tiêu diệt. Như vậy, khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh thật sự trong tương lai, hệ thống miễn dịch của bạn có thể nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi cơ thể sinh bệnh.
Tình trạng sốt sau khi tiêm phòng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng tốt với vacxin. Thông qua việc làm tăng nhiệt độ cơ thể, sốt sẽ giúp bạn chủ động ngăn sự tấn công của tác nhân gây bệnh và hạn chế khả năng sinh sản của chúng bên trong cơ thể.
Đối với trẻ em, tình trạng sốt nhẹ sau khi tiêm chủng khá phổi biến bởi trong những năm đầu đời hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa đủ mạnh để chống lại hoàn toàn các tác nhân trong vacxin. Đây là một dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể và phụ huynh không cần quá lo lắng.
Sốt là một dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể và phụ huynh không cần quá lo lắng.
2. Sốt sau khi tiêm vacxin: Cách phân biệt và phương pháp xử lý
2.1. Phân biệt sốt sau khi tiêm vacxin và sốt thông thường
Tình trạng sốt do vacxin có thể khó phân biệt với sốt thông thường, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt giữa chúng mà bạn có thể dựa vào để phân biệt như:
– Thời gian xuất hiện: Sốt do vacxin thường xuất hiện sau khi tiêm vài giờ hoặc vài ngày, trong khi đó sốt thông thường chỉ xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm bệnh hoặc một số nguyên nhân khác.
– Triệu chứng đi kèm: Sốt do vacxin thường kèm theo các triệu chứng như đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, trong khi đó sốt thông thường chỉ kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho, viêm họng, viêm mũi, đau bụng, đau khớp,… tùy thuộc vào từng bệnh.
– Thời gian kéo dài: Sốt do vacxin thường kéo dài vài ngày và có thể hạ sốt bằng Paracetamol hoặc Ibuprofen, trong khi đó sốt thông thường có thể kéo dài hơn.
Tuy tình trạng sốt sau khi tiêm chủng là một phản ứng phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có một số đối tượng có nguy cơ cao sốt sau khi tiêm phòng hơn bình thường như:
– Người đã từng có phản ứng dị ứng với một hoặc một vài thành phần trong vacxin.
– Người có các bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc đái tháo đường.
– Người cao tuổi.
Trong trường hợp bạn thuộc một trong 3 nhóm đối tượng trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm để được tư vấn.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết sớm dấu hiệu uốn ván để kịp thời xử trí bệnh nguy hiểm
Tình trạng sốt sau khi tiêm chủng là một phản ứng phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
2.2. Phương pháp xử lý sốt sau khi tiêm vacxin
Trong trường hợp sốt nhẹ
Thông thường, tình trạng sốt do vacxin chỉ là sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, hay bắt gặp sau tiêm các loại vacxin thương hàn, 5 trong 1, 6 trong 1, ho gà,… nhưng sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày. Trong trường hợp trẻ em tiêm vacxin sởi hoặc quai bị, tình trạng sốt có thể kéo dài từ 5-12 ngày. Nhìn chung tùy thuộc vào loại vacxin được tiêm và hệ miễn dịch của bạn mà thời gian sốt sẽ kéo dài khác nhau. Cơn sốt sẽ gây khó chịu nhưng nhìn chung khá an toàn và bạn có thể lưu ý một vài điểm dưới đây để giảm đau, hạ sốt cho bản thân hoặc đối tượng bị sốt do vacxin:
– Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, dễ cử động.
– Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động vất vả sau khi tiêm phòng để hạn chế tình trạng sốt.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng thông thường, ăn các loại thức ăn lỏng và dễ tiêu như cháo, súp, bổ sung nhiều nước cho cơ thể như các loại nước hoa quả cam, chanh,… và uống bù điện giải bằng Oresol theo hướng dẫn sử dụng.
– Theo dõi nhiệt độ của đối tượng bị sốt thường xuyên, khoảng 1 – 2 giờ đo lại 1 lần. Nếu thân nhiệt cao trên 39 độ C, đối tượng cần được uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng (cân nặng và khoảng cách giữa các lần uống).
– Chườm lạnh (không chườm nóng) tại vị trí tiêm để giảm sưng đau nếu vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ.
– Tránh việc chạm vào vị trí tiêm và tuyệt đối không thoa bất kỳ thứ gì như dầu, chanh, khoai tây,… lên vết tiêm vì có thể gây ra nhiễm trùng.
– Không dùng aspirin, các loại thuốc ho hoặc hạ sốt khác vì các chế phẩm dược này có thể làm tăng liều paracetamol trong cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về tiêm phòng tả
Sau khi tiêm phòng, bạn nên ở lại phòng tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể.
Trong trường hợp sốt cao kèm phản ứng bất thường
Một số phản ứng bất thường sau khi tiêm chủng bạn cần lưu ý là:
– Sốt cao trên 39 độ C, dùng thuốc không đỡ.
– Co giật, mệt lả, có biểu hiện lừ đừ.
– Da tím tái, khó thở, thở gấp, thở ngắt quãng, thở khò khè, co rút lõm lồng ngực.
– Nổi mề đay.
– Chân tay lạnh, nổi vân tím.
– Chán ăn.
– Vị trí tiêm sưng đau, cứng, có quầng đỏ kích thước lớn.
– Trẻ em có thể quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ, bỏ bú, bú kém.
Dù thường hiếm khi xảy ra nhưng những dấu hiệu này có thể xuất hiện khi cơ thể có phản ứng dị ứng đối với vacxin. Tuy nhiên quan trọng nhất là bạn cần ghi nhớ những dấu hiệu cụ thể trên để kịp thời nhận biết và gặp bác sĩ sớm nhất có thể, từ đó vượt qua những phản ứng này một cách nhanh chóng và an toàn.
Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn không còn băn khoăn về tình trạng sốt sau khi tiêm chủng cũng như phương pháp hạ sốt thích hợp. Nếu cần bất kỳ hỗ trợ y tế nào, bạn có thể liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, đội ngũ nhân viên Thu Cúc TCi luôn sẵn sàng đồng hành giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.