Hiểu rõ sự khác nhau giữa vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đều có chung mục đích để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ, điểm khác nhau ở đây là số lượng và loại bệnh có thể phòng của mỗi loại vắc xin. Vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ vẫn còn lúng túng không biết vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 có gì khác nhau, nên cho con mình tiêm loại nào? Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ phân biệt được hai loại vắc xin này, từ đó có cơ sở lựa chọn loại vắc xin phù hợp cho con em mình.

Bạn đang đọc: Hiểu rõ sự khác nhau giữa vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1

1. Tìm hiểu rõ sự khác nhau giữa vắc xin 5 in 1 và 6 in 1

Mục đích của việc tiêm vắc xin tổng hợp là để ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em đó là: ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan B, viêm phổi, bại liệt và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Các căn bệnh này không chỉ dễ mắc ở trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời, mà nó còn để lại hậu quả vô cùng nặng nề về sau. Vì vậy cả hai loại vắc xin kể trên ra đời để đưa vào tiêm chủng cho trẻ em, làm giảm nguy cơ tử vong do các căn bệnh này gây ra.

1.1. Vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 khác nhau như thế nào?

Về cơ bản, 5 trong 1 và 6 trong 1 đều là những vắc xin phối hợp cực kỳ quan trọng, được chỉ định tiêm phòng khi trẻ được 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Cụ thể đặc điểm từng loại vắc xin như sau:

1.1.1 Vắc xin 5 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin phối hợp chỉ ngừa được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiện nay trên thị trường đang có 3 loại vắc xin 5 trong 1:

– Vắc xin Pentaxim của Pháp được sử dụng giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm kể trên trừ bệnh viêm gan B. Vì vậy, khi tiêm cho trẻ vắc xin Pentaxim 5 trong 1 cần tiêm bổ sung thêm vắc xin viêm gan B.

– Vắc xin Quinvaxem của Hàn Quốc phòng được các bệnh tương tự với Pentaxim đến từ Pháp. Vì vậy, khi tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ, cha mẹ cần tiêm thêm cho con vắc xin viêm gan B.

– Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ, đây là loại vắc xin 5 trong 1 mới nhất được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) giúp phòng ngừa các bệnh kể trên ngoại trừ bệnh bại liệt, thay thế hoàn toàn cho Quinvaxem. Do đó khi tiêm cho trẻ loại vắc xin này, cha mẹ cần cho trẻ uống/ tiêm thêm vắc xin ngừa bại liệt.

1.1.2 Vắc xin 6 trong 1

Vắc xin 6 trong 1 có thể phòng ngừa được đầy đủ cả 6 loại bệnh nguy hiểm bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Hiện nay có hai loại vắc xin 6 trong 1 đang được áp dụng là:

– Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ

– Vắc xin Hexaxim của Pháp

Hiểu rõ sự khác nhau giữa vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1

Hexaxim là một trong những loại vắc xin 6 trong 1 được áp dụng để tiêm chủng cho trẻ hiện nay

1.2. Giữa vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1, cha mẹ nên chọn loại nào?

“Nên tiêm vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 cho trẻ?” là câu hỏi chung mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc khi tiêm phòng cho con. Câu trả lời cụ thể sẽ được giải đáp như sau:

Nếu tiêm mũi 6 trong 1, cha mẹ có thể ngừa đủ 6 loại bệnh nguy cơ cho con mà không cần phải tiêm bổ sung. Đối với trường hợp tiêm các mũi 5 trong 1, bố mẹ cần tiêm bổ sung thêm mũi viêm gan B hoặc cho con uống/tiêm thêm mũi bại liệt. Tiêm chủng kết hợp nhiều loại bệnh trong cùng một mũi không chỉ giúp trẻ bớt đau mà còn giúp cha mẹ giảm số lần đưa con đi tiêm phòng.

Trong trường hợp đã tiêm vắc xin 5 trong 1 nhưng vì nhiều lý do mà phải chuyển đổi sang vắc xin 6 trong 1 thì cha mẹ vẫn có thể tiến hành tiêm cho trẻ như bình thường, tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh vì chưa được tiêm chủng đủ liều và đúng lịch. Điều cần làm lúc này là cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chỉ định về số lượng mũi, chủng loại vắc xin phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

Dù chọn vắc xin 5 trong 1 hay 6 trong 1, cha mẹ cần bám sát lịch tiêm để cho con tiêm đủ và đúng lịch trước khi trẻ tròn 1 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Lý do cần tiêm phòng HPV cho nam giới

Hiểu rõ sự khác nhau giữa vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1

Dù chọn loại vắc xin nào, cha mẹ cần bám sát lịch tiêm để cho con được tiêm đủ và đúng lịch trước khi trẻ tròn 1 tuổi, đem lại hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhất

2. Lịch tiêm dành cho vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1

2.1. Lịch tiêm dành cho vắc xin 5 trong 1

Với mỗi loại vắc xin sẽ có lịch tiêm khác nhau những không quá chênh lệch.

Lịch tiêm chủng vắc xin Pentaxim 5 trong 1 cụ thể như sau:

– Tiêm mũi 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.

– Tiêm mũi 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.

– Tiêm mũi 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.

– Mũi tiêm nhắc lại được thực hiện khi trẻ được 16 đến 18 tháng tuổi.

Lịch tiêm vắc xin ComBe Five 5 trong 1 cũng tương tự như lịch tiêm vắc xin Quinvaxem, cụ thể gồm 3 mũi:

– Tiêm mũi 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.

– Tiêm mũi 2: sau khi tiêm mũi 1 được một tháng

– Tiêm mũi 3: sau khi tiêm mũi 2 được một tháng

– Tiêm nhắc khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi.

Trong trường hợp trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm, cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm sớm vào thời gian ngay sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu. Trường hợp các trẻ đang tiêm mũi 5 trong 1 Quinvaxem mà hết vắc xin hoàn toàn có thể tiêm vắc xin 5 trong 1 loại mới để thay thế.

Hiểu rõ sự khác nhau giữa vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1

>>>>>Xem thêm: 5 Đối tượng không nên tiêm vắc-xin cần lưu ý

Cha mẹ cần chú ý lịch tiêm cho trẻ để hiệu quả của vắc xin được tốt nhất

2.2. Lịch tiêm dành cho vắc xin 6 trong 1

Cả 2 loại vắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim đều tiện dụng, giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian tiêm chủng cho trẻ. Số mũi tiêm chủng chỉ còn 3 mũi chính và một mũi nhắc lại. Theo khuyến cáo, lịch tiêm chủng cơ bản của vacxin 6 trong 1 sẽ căn cứ vào phác đồ như sau:

– Tiêm mũi 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.

– Tiêm mũi 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.

– Tiêm mũi 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.

– Mũi 4 nhắc lại sẽ được tiêm sau ít nhất 12 tháng

Trên đây là đánh giá về sự khác nhau của hai loại vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1. Mong rằng những thông tin trên phần nào đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về hai loại vắc xin này và có cơ sở lựa chọn loại vắc xin phù hợp cho trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, cha mẹ có thể liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *