Hiểu rõ về chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

Tầm soát ung thư gan là phương pháp hữu hiệu để giúp phát hiện ra những dấu hiệu sớm của bệnh. Đây là việc rất nên làm, nhất là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao phát triển thành ung thư gan. Và một trong những chỉ số góp phần hỗ trợ cho bác sĩ trong việc sàng lọc và chẩn đoán sớm bệnh là xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP. Loại xét nghiệm này sẽ giúp cho bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm cũng như theo dõi sự biến đổi của khối u, nhờ vậy nâng cao tỉ lệ sống sót của bệnh nhân.

Bạn đang đọc: Hiểu rõ về chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

1. Thế nào là xét nghiệm AFP?

Trong số những dấu ấn ung thư gan và xét nghiệm trong bệnh lý về gan hiện nay thì việc thực hiện xét nghiệm định lượng AFP trong máu đang được ứng dụng phổ biến trong hoạt động tầm soát ung thư biểu mô tế bào gan (loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất ở người lớn và là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở những người bị xơ gan). Xét nghiệm AFP giúp đo nồng độ protein AFP trong máu nhằm cung cấp cho bác sĩ các thông tin quan trọng trong công tác sàng lọc bệnh lý ung thư gan.

Thông thường, nồng độ AFP trong máu sẽ tăng lên tới khi em bé được sinh ra và sau đó giảm đi nhanh chóng. Với trẻ em và người trưởng thành khỏe mạnh, nữ giới không mang thai thường có nồng độ AFP trong máu rất thấp, không quá 10 nanogam trên 1 mililit máu (ng/ml). Sự gia tăng bất thường của nồng độ AFP khi bạn không mang thai sẽ cho thấy một dấu hiệu không bình thường đang xảy ra ở bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu nồng độ AFP trong máu cao hơn mức bình thường thì không có nghĩa là bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe, bởi cũng có trường hợp một số người có nồng độ AFP cao hơn so với người khác, lúc đó họ sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để tầm soát và chẩn đoán bệnh.

Hiểu rõ về chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

Xét nghiệm định lượng AFP là một trong những phương pháp thường gặp khi sàng lọc bệnh ung thư gan

2. Giúp bạn hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

2.1. Nếu chỉ thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP có giúp chẩn đoán chính xác bệnh không?

AFP là một glycoprotein có một chuỗi đơn ở trong phân tử, trọng lượng phân tử 70kDa và Carbohydrate chiếm 5%. AFP được tổng hợp chính ở vùng gan trong giai đoạn phôi thai và túi noãn hoàng, rồi vào dịch ối, đi qua rau thai và vào máu mẹ. Vào năm đầu đời, khi mới sinh, trẻ sơ sinh thường có nồng độ AFP trong máu khá cao. Nồng độ này có thể giảm xuống mức thấp thông thường đối với người trưởng thành.

AFP trong máu có sự tỉ lệ thuận một cách có ý nghĩa với kích thước của khối u HCC và được dùng như một dấu ấn có giá trị nhằm phát hiện HCC và đánh giá sự phân loại giai đoạn của bệnh. Theo khuyến cáo, khi bệnh nhân có nguy cơ cao bị HCC cần thực hiện xét nghiệm định lượng AFP kết hợp siêu âm định kỳ sau 6 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế ở một số bệnh nhân không bị ung thư gan nhưng lúc xét nghiệm AFP lại có nồng độ AFP tăng. Ví dụ những người bị bệnh gan mạn, bệnh lý viêm gan, xơ gan, u quái tinh hoàn hoặc phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, cũng có một số bệnh nhân ung thư gan nhưng khi làm xét nghiệm AFP thì lại không thấy chỉ số này gia tăng.

Vì vậy, để chẩn đoán chính xác ung thư gan thì bệnh nhân cần thực hiện kết hợp với các phương pháp thăm khám khác nhằm mới đảm bảo mang lại kết quả chính xác.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm phổ biến trong kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung

Hiểu rõ về chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

Xét nghiệm AFP cần được thực hiện cùng các phương pháp khác để đảm bảo hiệu quả

2.2. Một số phương pháp thực hiện cùng xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm gan là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng trong hoạt động tầm soát ung thư gan phổ biến hiện nay với độ nhạy khoảng 68 – 87%. Phương pháp này thường được thực hiện rất đơn giản, chi phí thấp, không gây hại và giúp chẩn đoán được khối u >1cm. Siêu âm còn giúp bác sĩ phát hiện được các bệnh lý đi kèm như xơ gan hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Vào giai đoạn đầu của ung thư gan, người bệnh thường không thấy xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Thông qua chẩn đoán hình ảnh sẽ đánh giá được mức độ tổn thương các cấu trúc ở bề mặt gan.

Phương pháp sinh thiết gan

Sinh thiết gan chỉ nên chỉ định khi thật sự cần thiết bởi việc sinh thiết cũng tồn tại rủi ro nhất định. Nếu kết quả sinh thiết tế bào gan là dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định bệnh ung thư gan. Nếu kết quả sinh thiết âm tính thì bác sĩ sẽ khuyến cáo thăm khám lại bằng việc chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau khoảng 2 – 3 tháng.

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT và chụp cộng hưởng từ MRI

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư gan để phát hiện ra khối u nhỏ cỡ 1cm. Chụp CT và chụp MRI có cản quang sẽ giúp chẩn đoán ung thư gan và giai đoạn khối u.

Hiểu rõ về chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

>>>>>Xem thêm: Nấm miệng trẻ sơ sinh: Mẹ đã biết gì về bệnh này?

Sau khi có đầy đủ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng của người bệnh

Tầm soát ung thư gan định kỳ là một trong những cách giúp phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa có biểu hiện bên ngoài. Bên cạnh đó, nỗi băn khoăn về việc nên tầm soát ung thư gan ở đâu để cho kết quả chính xác cũng là vấn đề quan tâm của nhiều người. Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai các Gói khám tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư gan phù hợp với nhiều đối tượng. Khi đăng ký gói khám này, bạn sẽ được tầm soát với đội ngũ bác sĩ hàng đầu. Hiện nay, Thu Cúc TCI cũng là đơn vị luôn chú trọng cập nhật các công nghê y tế tiến tiến và hiện đại vào thăm khám. Điều này giúp cho việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư gan được diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Nhờ vậy, người dân có thể sàng lọc bệnh ung thư gan, phát hiện mầm mống của bệnh ngay từ giai đoạn sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số AFP trong tầm soát ung thư gan và các vấn đề liên quan. Hãy lên lịch trình đi thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *