Hiểu rõ về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo

Bệnh thoái hóa khớp liên quan lớn tới quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Không chỉ vậy, những tai nạn bất ngờ hoặc các căn bệnh hiểm nghèo cũng đang đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, với tiến bộ của y học hiện nay đang giúp cho con người được sống khỏe mạnh và có tuổi thọ cao hơn. Trong đó, phương pháp thay khớp nhân tạo đã góp phần rất lớn vào sự thay đổi và nâng cao chất lượng sống cho người mắc bệnh thoái hóa khớp.

Bạn đang đọc: Hiểu rõ về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo

1. Tổng quan về phương pháp thay khớp nhân tạo

Phẫu thuật thay khớp là phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng hoặc bị bệnh của khớp. Đồng thời tái tạo bề mặt khớp, thay thế khớp nhân tạo có chức năng giống như khớp bình thường đã tổn thương. Phương pháp này được áp dụng để điều trị các tổn thương bệnh lý khớp như thoái hóa khớp hoặc chấn thương các khớp. Việc thay thế khớp bị hư hỏng có thể giúp cải thiện phần lớn chất lượng sống cho bệnh nhân.

Tại Việt Nam, kỹ thuật này đang ngày càng phát triển cùng với sự cải tiến về yếu tố cấu trúc, vật liệu,… Những hiểu biết sâu sắc hơn về bệnh lý, các tổn thương, kết hợp cùng các tiến bộ trong gây mê hồi sức và phục hồi chức năng đã giúp đem lại kết quả điều trị khả quan hơn, hỗ trợ phục hồi và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Hiểu rõ về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo

Phương pháp thay thế các khớp bị hư hỏng có thể cải thiện chất lượng sống cho người bệnh

2. Một số loại phẫu thuật thay khớp phổ biến hiện nay

Phẫu thuật thay khớp là một trong các phương pháp điều trị mang đến sự an toàn và đáng tin cậy. Việc thay khớp được tiến hành ngày nay có tuổi thọ kéo dài trong khoảng 20 năm hoặc hơn. Cụ thể, phương pháp này thường được áp dụng trong các ca phẫu thuật như sau:

2.1. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo

Bản chất của phương pháp phẫu thuật này đó là thay thế phần khớp háng bị tổn thương bằng khớp nhân tạo. Kết quả của cuộc phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự phối hợp giữa người bệnh và bác sĩ là rất quan trọng. Việc hiểu rõ các bước của quá trình phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân có sự phối hợp tốt hơn với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.

Khớp háng nhân tạo thường được tổng hợp từ hợp kim Titanium hoặc nhựa tổng hợp cao cấp. Những chất liệu để làm khớp háng nhân tạo này sẽ có sự tương thích sinh học với cơ thể tốt, kèm theo đó là độ bền cao, có khả năng chịu lực để giúp nâng đỡ cơ thể và chống mài mòn.

2.2. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo – Thay khớp gối

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối thường được chỉ định cho trường hợp tổn thương hư hỏng khớp gối nặng do bệnh lý thoái hóa khớp, gặp di chứng biến dạng vùng khớp gối sau chấn thương,… Với cuộc phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư tổn và tái tạo lại bằng vật liệu nhân tạo nhằm giúp bảo vệ, tránh không cho đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi đi lại, vận động. Qua đó, hạn chế tình trạng đau đớn tối đa cho người bệnh và sửa chữa các biến dạng của khớp cùng trục chi.

Cấu trúc của khớp gối khá phức tạp bao gồm tổ hợp 3 xương đó là: phần đầu dưới xương đùi, phần đầu trên xương chày và phần xương bánh chè. Để khớp gối có thể chuyển động dễ dàng thì cần đòi hỏi có sự sự phối hợp nhịp nhàng của cả 3 cấu trúc xương trên.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp vẩy nến người bị bệnh vẩy nến

Hiểu rõ về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo

Cấu trúc của khớp gối là tổ hợp gồm 3 xương

2.3. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo – Thay khớp vai, khớp khuỷu

Phương pháp phẫu thuật thay khớp vai và khớp khuỷu thường không phổ biến bằng mổ thay khớp gối và khớp háng. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc thực hiện phẫu thuật này khi khớp của bệnh hân bị hư hỏng nặng, do thoái hóa hoặc do các di chứng biến dạng sau chấn thương dẫn tới mất vận động khớp, suy giảm chất lượng sống và kéo theo các cơn đau kéo dài.

Thoái hóa khớp vai có hai loại đó là: loại thoái hóa khớp vai nguyên phát (thường do tuổi tác) và loại thoái hóa khớp vai thứ phát. Trong đó, chúng ta thường gặp hơn là các tổn thương thoái hóa khớp vai thứ phát.

2.4. Phẫu thuật thay các khớp bàn – ngón tay, liên đốt ngón tay nhân tạo

Phương pháp thay khớp nhân tạo bàn tay, ngón tay, liên đốt ngón tay được xem là một giải pháp mới trong việc điều trị bệnh lý thoái hóa khớp cỡ nhỏ và nhỡ. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu dành cho các bệnh nhân mắc bệnh lý về khớp bàn – ngón tay, có thể xuất phát từ nguyên nhân do thoái hóa, mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bị di chứng biến dạng sau khi gặp chấn thương.

Đối với các khớp nhỏ, nhỡ ở tay hoặc ngón tay, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nhân tạo để giúp thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ bề mặt tiếp xúc của khớp bệnh nhân. Qua đó, giúp bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau, phục hồi tối đa chức năng vận động khớp của họ và nâng cao chất lượng sống.

Hiểu rõ về phương pháp phẫu thuật thay khớp nhân tạo

>>>>>Xem thêm: Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Phương pháp này được xem là giải pháp mới trong điều trị thoái hóa khớp nhỏ và nhỡ

Bạn nên lưu ý, sau khi thực hiện thay khớp, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn mới là phục hồi. Việc tập luyện sau phẫu thuật sẽ quyết định rất nhiều tới khả năng hồi phục khớp của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh sau phẫu thuật cần tuân thủ nghiêm túc chế độ rèn luyện, dinh dưỡng và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *