Hiểu rõ về tầm soát ung thư đại tràng như thế nào

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư đại tràng nhưng phần lớn đều phát hiện bệnh khi đã bước vào giai đoạn muộn. Điều này khiến cho tỷ lệ điều trị bệnh thành công rất thấp và tuổi thọ không cao. Do đó, tầm soát ung thư đại tràng là việc làm cần thiết để giúp cải thiện vấn đề này. Vậy bạn đã biết tầm soát ung thư đại tràng như thế nào hay chưa? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Hiểu rõ về tầm soát ung thư đại tràng như thế nào

1. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Người bị bệnh ung thư đại tràng sẽ thường xuất hiện một số dấu hiệu phổ biến như:

– Thường bị đau tức ở vùng bụng trước hoặc sau khi ăn, có hiện tượng đau quặn bụng, đau râm ran, chán ăn hoặc khó tiêu,…

– Gặp các rối loạn liên quan đến việc bài tiết phân như: đi ngoài ra phân lỏng hoặc táo bón thất thường, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, phân có hình lá lúa, kích thước phân mỏng và hẹp hơn so với bình thường, có máu trong phân,…

– Cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể và bị sụt giảm cân bất thường.

– Ngoài ra, khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn thì bệnh nhân cũng có thể sờ thấy có khối u xuất hiện ở dưới da bụng và bụng to dần,…

Hiểu rõ về tầm soát ung thư đại tràng như thế nào

Đừng chủ quan với những dấu hiệu bất thường trên cơ thể

2. Tầm soát ung thư đại tràng có vai trò như thế nào?

Đa phần số người được chẩn đoán ung thư khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn. Đối với trường hợp này, hiệu quả điều trị thường không cao và dẫn tới tỷ lệ tử vong rất lớn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại ung thư không biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chỉ khi những khối u phát triển và lây lan, chèn ép tới các bộ phận khác trong cơ thể thì mới xuất hiện triệu chứng bên ngoài. Một số biểu hiện bệnh cũng có thể thường được bắt gặp ở các bệnh lý khác nên mọi người sẽ có tâm lý chủ quan không đi khám và đợi bệnh tự khỏi.

Vì vậy, tầm soát (sàng lọc) ung thư đại tràng trước khi để bệnh di căn, ảnh hưởng tới các bộ phận khác sẽ giúp gia tăng cơ hội sống, điều trị thành công hơn. Cùng với đó, chi phí cũng như thời gian chữa trị bệnh cũng sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Đồng thời, bệnh nhân sẽ có tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng hơn, biết cách chăm sóc sức khỏe và cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình.

3. Tầm soát ung thư đại tràng như thế nào và nên thực hiện tầm soát ở đâu?

3.1. Giải đáp: Tầm soát ung thư đại tràng như thế nào

Ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, việc thực hiện tầm soát ung thư đại tràng chính là cách để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Thông thường, bệnh nhân sẽ cần kết hợp nhiều phương pháp để giúp việc tầm soát đạt hiệu quả cao như:

Phương pháp xét nghiệm máu

Một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại tràng đó là chỉ số CEA. Chỉ số CEA tăng cao khi ung thư đại tràng đã lan tới các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này không thể giúp khẳng định chính xác rằng bạn có bị mắc ung thư hay không. Do đó, nó cần được kết hợp với các phương pháp thăm khám khác.

Phương pháp nội soi đại tràng

Phương pháp này giúp cho bác sĩ quan sát được toàn bộ đại tràng thông qua một ống nội soi có gắn camera. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sinh thiết bệnh phẩm nếu thấy nghi ngờ hoặc điều trị loại bỏ khối polyp khi có chỉ định.

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp như chụp Xquang, siêu âm, chụp CT/MRI,… giúp cho ra hình ảnh dễ quan sát để bác sĩ phát hiện được sự hiện diện của các khối u nếu có. Qua đó sẽ xác định vị trí, kích thước và các tổ chức xung quanh khối u, hỗ trợ cho việc chẩn đoán ung thư đã di căn sang tới các bộ phận khác chưa để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Sinh thiết

Đây là phương pháp giúp xác định bạn có bị ung thư hay không, mẫu bệnh phẩm thường được thu thập trong quá trình nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Nên làm gì để giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn

Hiểu rõ về tầm soát ung thư đại tràng như thế nào

Căn cứ vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp thăm khám phù hợp cho bệnh nhân

3.2. Sau khi nắm được tầm soát ung thư đại tràng như thế nào, đừng quên lựa chọn địa chỉ khám uy tín

Ung thư đại tràng có thể được phòng tránh bằng việc thay đổi chế độ ăn uống một cách lành mạnh hơn. Hạn chế ăn thịt đỏ, đồ dầu mỡ, đạm và tăng lượng chất xơ, uống nhiều nước. Bạn cũng không nên sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích. Thuốc lá cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh mà bạn cần loại bỏ. Việc tập luyện thể chất thường xuyên được xem là biện pháp giúp nâng cao sức khỏe mà mọi người nên làm. Bên cạnh đó, thực hiện khám tầm soát ung thư đại tràng định kỳ chính là việc làm vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, an toàn và đảm bảo chất lượng để đảm bảo kết quả chính xác.

Với số lượng người mắc căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói tầm soát ung thư đại tràng với nhiều danh mục cần thiết. Tất cả các bước khám đều được đảm bảo an toàn, sạch sẽ với quy trình khép kín và chuyên nghiệp. Tại TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn với nhiều năm kinh nghiệm, giúp người bệnh được thăm khám một cách cẩn thận và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Ngoài ra, tại TCI luôn ứng dụng các công nghệ hiện đại vào thăm khám như: hệ thống xét nghiệm tự động, nội soi tiêu hóa không đau – không khó chịu NBI và MCU,…

Căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà việc thực hiện tầm soát ung thư đại tràng có thể bao gồm những danh mục khám khác nhau. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp thăm khám phù hợp cho bạn. Các gói tầm soát ung thư tiêu hóa tại TCI đều có mức chi phí hợp lý giúp khách hàng được tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên nghiệp một cách thuận lợi hơn.

Hiểu rõ về tầm soát ung thư đại tràng như thế nào

>>>>>Xem thêm: Nhổ răng số 8 kiêng gì để mau lành thương?

TCI là địa chỉ tầm soát ung thư được nhiều người tin chọn

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc khám sàng lọc ung thư đại tràng như thế nào. Hãy chú ý lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín nhằm đảm bảo an toàn và chính xác nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *