Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới, đứng sau ung thư vú. Thông thường, bệnh nhân bị nhiễm virus HPV (một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung) đều không có nhiều có triệu chứng rõ ràng. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV đóng vai trò quan trọng trong quá trình sàng lọc bệnh, giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để cùng hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Hiểu rõ về xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV
1. Phân biệt xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV trong tầm soát ung thư cổ tử cung
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện 2 loại xét nghiệm để phát hiện virus HPV là xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Cụ thể:
– Xét nghiệm Pap thường được áp dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 21. Lúc này, tế bào cổ tử cung sẽ được soi dưới kính hiển vi. Nếu bệnh nhân bị nhiễm HPV sẽ thấy có sự hiện diện của các tế bào rỗng.
– Còn xét nghiệm HPV thường được áp dụng cho nữ giới từ 30 tuổi trở lên và có thể kết hợp cùng với xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện ra virus gây tình trạng nhiễm trùng hoặc có thể dẫn tới ung thư.
Việc bệnh nhân thực hiện loại xét nghiệm nào sẽ được tiến hành theo chỉ định từ bác sĩ nhằm giúp chẩn đoán được chính xác tình trạng lây nhiễm HPV cũng như xác định được loại HPV gây nên bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các phương pháp cần thiết khác như: siêu âm, soi cổ tử cung… để các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Xét nghiệm HPV thường được chỉ định cho nữ giới từ 30 tuổi trở lên
2. Vai trò của xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV
Cần lưu ý rằng, xét nghiệm HPV sẽ không thể khẳng định được bạn có bị mắc ung thư hay không. Tuy nhiên, qua kết quả thu được từ xét nghiệm này sẽ giúp cho các bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung của bệnh nhân. Thông thường, xét nghiệm HPV sẽ giúp phát hiện được loại virus gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung có đang tồn tại trong cơ thể bệnh nhân hay không.
Việc thực hiện phương pháp này chỉ nên áp dụng cho đối tượng nữ giới trên 30 tuổi và không khuyến khích với nữ giới dưới độ tuổi này. Bởi virus HPV thường lây lan qua đường tình dục. Ngoài ra, HPV cũng có thể lây truyền dễ dàng thông qua da và niêm mạc. Thông qua việc thực hiện xét nghiệm HPV và áp dụng những biện pháp chăm sóc sức khỏe theo tư vấn của bác sĩ sẽ giúp nữ giới ngăn ngừa được quá trình gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung.
3. Quy trình thực hiện và cách đọc kết quả của xét nghiệm HPV
3.1. Quy trình thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV
Xét nghiệm HPV thường được thực hiện đồng thời cùng với phương pháp xét nghiệm Pap. Qua đó, giúp cho bác sĩ thu thập các tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra sự bất thường hoặc phát hiện ra tế bào ung thư.
Trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, người bệnh sẽ được khám sản phụ khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện đặt dụng cụ vào vùng âm đạo để âm đạo mở rộng nhằm thuận tiện cho việc lấy mẫu tế bào trong cổ tử cung. Quá trình lấy mẫu thường diễn ra một cách nhanh chóng và không hề gây ra đau đớn hay khó chịu nào.
Tìm hiểu thêm: Mức độ nguy hiểm của bệnh thai ngoài tử cung
Quá trình lấy mẫu cho xét nghiệm HPV thường diễn ra nhanh chóng
3.2. Cách đọc kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV
Thông thường, xét nghiệm HPV sẽ cho ra kết quả là dương tính hoặc âm tính.
Nếu bạn nhận được kết quả âm tính thì điều đó không đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ không có bất kỳ loại virus HPV nào gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi có hàng trăm loại virus khác nhau, tuy nhiên, các phương pháp dùng trong lâm sàng đến nay mới phát hiện được tối đa khoảng 40 loại.
Nếu kết quả là dương tính thì điều đó có nghĩa là bạn có virus HPV trong cơ thể. Căn cứ theo mức độ của bệnh và kiểm tra kỹ hơn về mức độ bệnh ung thư cổ tử cung mà bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm các phương pháp khác như:
– Soi cổ tử cung bằng cách sử dụng ống kính phóng đại để bác sĩ có thể quan sát được cổ tử cung tốt hơn.
– Sinh thiết giúp kiểm tra xem mẫu tế bào cổ tử cung đó có gây nên ung thư hay không.
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung cho nữ giới, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai các gói tầm soát ung thư cổ tử cung với nhiều danh mục cần thiết, trong đó có xét nghiệm HPV. TCI luôn là địa chỉ được người bệnh tin tưởng lựa chọn bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại giúp chẩn đoán xác định bệnh, kèm theo đó dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và tận tâm…
>>>>>Xem thêm: Rối loạn hormone nội tiết tố nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu như thế nào
Nhiều chị em phụ nữ tin chọn tầm soát ung thư tại TCI
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm HPV. Chị em phụ nữ hãy nhớ tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.