Đến giai đoạn cuối, người bệnh sa sút trí tuệ não cần được chăm sóc chuyên nghiệp hơn và cần có người giám sát liên tục 24/24. Bởi giai đoạn này người bệnh gần như không thể tự ý thức được giờ giấc, không gian; rất dễ đi lạc; ăn uống vô tổ chức; có những hành động không bình thường. Hiểu và chăm sóc tốt cho người bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn cuối sẽ giúp bạn đỡ bị bỡ ngỡ, giảm bớt gánh nặng và đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ở cuối đời.
Bạn đang đọc: Hiểu và chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ não giai đoạn cuối
1. Sự cần thiết của việc chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ não giai đoạn cuối
Người mắc chứng sa sút trí tuệ não sẽ cần được chăm sóc toàn diện. Gia đình người bệnh có thể chấp nhận giai đoạn cuối này của chứng bệnh, nhưng nếu có sự chuẩn bị trước (lập kế hoạch) có thể giúp cho người chăm sóc và cả bệnh nhân dễ dàng vượt qua hơn phần nào.
Xây dựng một kế hoạch cụ thể sẵn sàng cho việc chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ sẽ giúp người chăm sóc đỡ bị bỡ ngỡ, giảm bớt gánh nặng, thấu hiểu người bệnh, làm giảm sự lo lắng và căng thẳng khi người bệnh cần điều trị vào những lúc nguy kịch.
Người bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn cuối gần như không thể tự chủ được hành động và suy nghĩ của bản thân. Do đó, họ rất cần sự quan tâm và thấu hiểu từ phía người chăm sóc, gia đình và xã hội. Những động viên và sự hỗ trợ từ những đối tượng bên ngoài có thể giúp người bệnh sa sút trí tuệ phần nào vượt qua giai đoạn nặng nề này một cách nhẹ nhàng hơn.
Sự động viên và sự hỗ trợ của người chăm sóc sẽ giúp người bệnh sa sút trí tuệ vơi bớt sự tự ti, vui vẻ hơn và có động lực hơn để tiếp tục sống.
2. Chăm sóc giảm nhẹ (xoa dịu) cho người bệnh sa sút trí tuệ não giai đoạn cuối
Chăm sóc xoa dịu là việc chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt cho những người bị bệnh không thể sống lâu được nữa. Chăm sóc xoa dịu tập trung vào việc giảm các triệu chứng cho người ở vào giai đoạn cuối của căn bệnh. Việc chăm sóc này cũng có thể cung cấp hỗ trợ về mặt cảm xúc và thực tiễn cho thành viên gia đình và người chăm sóc.
Những người cung cấp chăm sóc xoa dịu có thể bao gồm: bác sĩ gia đình; bác sĩ chuyên khoa, như là bác sĩ khoa ung thư, khoa tim, khoa thần kinh và hệ hô hấp; y tá; các chuyên viên y tế bổ trợ như là dược sĩ, chuyên viên phục hồi chức năng và chuyên viên vật lý trị liệu; nhân viên xã hội;…
3. Hỗ trợ các nhu cầu khi chăm sóc người bệnh
3.1 Cung cấp sự thoải mái cho người bệnh sa sút trí tuệ não giai đoạn cuối
Có nhiều cách thiết thực mà việc chăm sóc xoa dịu có thể cung cấp sự thoải mái. Việc này có thể bao gồm: thay đổi vị thế cơ thể, chăm sóc miệng, trợ giúp trong trường hợp khó thở, chăm sóc da, kiềm chế đại tiện, cử động, chăm sóc về mặt tâm linh và văn hóa, liệu pháp âm nhạc và hương thơm, xoa bóp, kiềm chế cơn đau.
3.2 Kiềm chế các triệu chứng
Các triệu chứng của người bệnh được kiềm chế ra sao tùy thuộc vào giai đoạn của chứng sa sút trí tuệ và còn tùy thuộc vào người bệnh đó có bị các bệnh khác không. Với việc kiềm chế các triệu chứng, có thể khó đưa ra các quyết định. Gia đình người bệnh và người chăm sóc sẽ cần cân nhắc về ý muốn và đạo lý của người bệnh. Bạn nên xem xét những câu hỏi sau: việc điều trị sẽ có lợi ích ra sao? lựa chọn nào sẽ được thoải mái nhất?
3.3 Kiềm chế cơn đau cho người bệnh sa sút trí tuệ não giai đoạn cuối
Kiềm chế cơn đau là một khía cạnh quan trọng của việc chăm sóc chất lượng tốt. Bạn nên có phương pháp liên tục, tập trung vào cá nhân để ghi nhận, thẩm định và kiềm chế cơn đau.
3.4 Giúp đỡ về vấn đề dinh dưỡng và tránh bị mất nước
Chứng sa sút trí tuệ giai đoạn cuối có thể khiến người bệnh cảm thấy ăn uống không ngon miệng, chán ăn, dễ mất nước. Trường hợp này cũng làm cho việc ăn và nuốt khó khăn. Không có bằng chứng cho thấy chất dinh dưỡng nhân tạo hoặc đầy đủ nước giúp sống lâu hơn hoặc có cái chết êm dịu. Tuy nhiên, người bệnh cần được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng để cơ thể có sức chống lại các triệu chứng của bệnh, tránh để cơ thể kiệt sức vì điều này sẽ khiến bệnh trầm trọng và cơ thể người bệnh sẽ đuối sức, không còn có sức chống chọi.
3.5 Quản lý thuốc kháng sinh
Quyết định sử dụng thuốc kháng sinh cần kết hợp với các yếu tố liên quan và tùy theo từng cá nhân và điều quan trọng là cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Nồng độ cholesterol trong máu và bệnh tim mạch
Ở giai đoạn cuối người bệnh thường rất mệt mỏi, thậm chí có thể nằm liệt giường, cần có người thân bên cạnh để động viên và chăm sóc.
4. Sa sút trí tuệ não có di truyền không?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây sa sút trí tuệ hoặc Alzheimer là do đâu. Chính vì thế mà chưa thể đưa ra kết luận rằng bệnh sa sút trí tuệ có di truyền hay không.
Một số giả thuyết được đưa đã phản ánh rằng phần lớn các dạng sa sút trí tuệ không di truyền, nhưng cũng có thể di truyền với tỷ lệ thấp. Tức là một người nếu có cha và/hoặc mẹ bị sa sút trí tuệ thì nguy cơ người đó bị sa sút trí tuệ sẽ cao hơn người bình thường (gia đình không có ai bị sa sút trí tuệ). Lý giải điều này là do đột biến gen di truyền.
5. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ
5.1 Độ tuổi thanh thiếu niên
Người có trình độ học vấn thấp sẽ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn người có trình độ học vấn cao.
5.2 Độ tuổi trung niên (khoảng 40-60 tuổi)
Người bị chấn thương đầu, giảm thính lực, tăng huyết áp, uống rượu, béo phì có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn nhóm đối tượng không mắc vấn đề này.
>>>>>Xem thêm: Van động mạch chủ: Cấu trúc, chức năng và bệnh lý
Người từng bị chấn thương ở đầu dễ ảnh hưởng tới mạch máu não là tác nhân gây sa sút trí tuệ sau này.
5.3 Độ tuổi cao niên
Các nhóm bệnh liên quan tới mạch máu như đái tháo đường, đột quỵ, hút thuốc lá, trầm cảm, lối sống thụ động, ít giao tiếp và tương tác với mọi người cũng được xem là các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ.
Theo thống kê, có khoảng 40% các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ có thể điều chỉnh được và khoảng 60% là không rõ nguyên nhân.
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn già hóa dân số và điều này có mối liên quan mật thiết với bệnh lý sa sút trí tuệ. Khi tỷ lệ dân số già hóa tăng kéo theo bệnh lý sa sút trí tuệ cũng tăng theo. Theo thống kê của Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam, năm 2018 có khoảng 500.000 người trên 60 tuổi mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 4,8-5% nhóm dân số lớn hơn 60 tuổi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.