Bệnh động kinh cục bộ cần được phát hiện sớm và điều trị cắt cơn, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu được điều trị đúng cách, người mắc bệnh động kinh cục bộ sẽ kiểm soát được cơn và có thể sinh hoạt, làm việc như bình thường. Cùng tìm hiểu bài viết để biết nguyên nhân, tác hại và dấu hiệu của bệnh động kinh cục bộ.
Bạn đang đọc: Hiểu về bệnh động kinh cục bộ
1. Nguyên nhân gây bệnh động kinh cục bộ
Động kinh cục bộ có thể xảy ra do di truyền hoặc do các bệnh lý khác ở não gây ra hay có thể không rõ nguyên nhân (vô căn).
1.1 Động kinh cục bộ do nguyên nhân di truyền
Động kinh do di truyền theo chiều hướng khác nhau, bao gồm di truyền trội và di truyền lặn. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng động kinh di truyền là có sự thay đổi ở nhiễm sắc thể số 20. Động kinh này thường xuất hiện sớm ở trẻ em sau sinh.
1.2 Động kinh cục bộ do bệnh lý khác gây ra
Do bệnh lý khác gây ra: Viêm não, viêm màng não, chảy máu não, màng não, chấn thương sọ não, suy hô hấp nặng…. là những bệnh lý có thể gây động kinh. Ngoài ra, nếu trước khi sinh mẹ bị chấn thương, nhiễm độc chì, hẹp hộp sọ thai nhi; hoặc trong quá trình sinh mẹ bị hạ đường huyết kèm suy hô hấp, đẻ non, trẻ bị ngạt khi sinh nếu không can thiệp đúng và kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới não, khiến bé bị động kinh.
1.3 Vô căn (động kinh không rõ nguyên nhân)
Không xác định được nguyên nhân (vô căn): Hiện nay, vẫn có nhiều trường hợp động kinh cục bộ không xác định được nguyên nhân cụ thể.
2. Dấu hiệu động kinh cục bộ
Các cơn động kinh thường xuất hiện đột ngột, nhất thời và có nhiều triệu chứng như rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn tâm thần. Một số dấu hiệu của bệnh động kinh có thể kể đến như
– Cơn vắng ý thức: Rối loạn hoặc mất ý thức trong một thời gian ngắn (bất động, mắt nhìn xa căm, dừng việc đang làm,…). Cơn vắng ý thức có thể đi kèm tình trạng co giật, mất trương lực tư thế, tăng trương lực. Ngoài ra, có thể lặp đi lặp lại các cử động thông thường, rối loạn vận mạch, thay đổi về hô hấp, giãn đồng tử và tiểu tiện không tự chủ.
– Cơn giật cơ: Xuất hiện ngắn, đối xứng hai bên khiến người bệnh ngã xuống nhưng không bị rối loạn ý thức.
– Cơn co giật: Người bệnh bất thình lình bị co giật hai bên người với tốc độ chậm dần, thời gian dao động khác nhau, thường xuất hiện khi người bệnh bị sốt cao.
– Cơn tăng trương lực: Co cứng cơ nhưng không kèm rung cơ. Thời gian diễn ra chỉ vài giây đến 1 phút, có kèm theo rối loạn ý thức, rối loạn thực vật.
– Cơn mất trương lực: Nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thì chỉ gây nên hiện tượng gập người, đầu gục ra đằng trước. Nếu diễn ra trong thời gian dài thì người bệnh sẽ ngã ra đất, cơ hoàn toàn mềm nhão.
– Cơn co cứng – cơ giật: Triệu chứng đầu tiên của người bệnh là mất ý thức, co cứng các cơ sau đó giảm dần nhưng lại kèm theo rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, giãn đồng tử,.. thậm chí người bệnh có thể cắn vào lưỡi. Sau đó là co giật cơ hai bên đột ngột, thậm chí là ngừng hô hấp. Giai đoạn sau kéo dài vài phút đến vài giờ, người bệnh bất động, có thể tiểu tiện không tự chủ, thở hổn hển, tăng tiết đờm dãi, ý thức dần cải thiện.
– Cơn cục bộ đơn giản vận động: Người bệnh sẽ bị co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người nhưng không bị mất ý thức. Hoặc người bệnh quay đầu, người và giơ tay như đang nắm tay mình. Ngoài ra, cơn cục bộ đơn giản vận động còn khiến người bệnh mất phát âm, không nói được.
– Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Người bệnh cảm thấy như có kiến bò, kim châm, đau như điện giật. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ảo giác hoặc không nhìn thấy, có cảm giác ù tai, nghe thấy tiếng huýt sáo. Người bệnh ngửi thấy mùi kỳ lạ, khó chịu, bị chóng mặt, quay cuồng, muốn ngã.
– Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Người bệnh tăng tiết nước bọt nhiều hơn khi nhai nuốt và cảm thấy ngực như đang đánh trống, xung huyết, đái dầm, khó thở.
– Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Người bệnh không nói được, nói ngọng, cảm thấy khó chịu, sợ hãi, lo âu. Có cảm giác đã thấy, đã sống, chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ sống, cảm giác quen thuộc hoặc xa lạ, mộng mị.
– Cơn cục bộ phức tạp: Người bệnh mất ý thức ngay từ đầu cùng với các động tác tự động miệng như nhau, nuốt, liếm láp, ngoạm,… Người bệnh có những động tác tay, việc làm không các định, hoặc có thể phát ra từ tượng thanh, tiếng kêu hoặc nói một câu, một từ bộc phát.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tập yoga được không?
3. Tác hại của bệnh động kinh
Bệnh động kinh có những mức độ bệnh khác nhau. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị một vài cơn động kinh. Nếu được điều trị bằng các thuốc chống động kinh đúng, bệnh sẽ không còn tài phát và người bệnh hoàn toàn khỏi bệnh. Ở mức độ bệnh nặng, xuất hiện cùng cơn co giật có thể một số bệnh lý khác như bại não, chậm phát triển,… Khi này, người bệnh cần điều trị kéo dài, thậm chí là phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc chống động kinh. Tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được thuốc, những trường hợp bệnh này còn gọi là động kinh kháng thuốc.
Bệnh động kinh nếu không được phát hiện sớm, can thiệp và điều trị kịp thời thì sẽ mang đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, cũng như công việc của người bệnh. Chẳng hạn như người bệnh rất dễ bị thương, bị tai nạn khi lên cơn co giật. Những cơn co giật kéo dài nếu không được xử trí đúng và kịp thời thì có thể gây suy hô hấp, thiếu oxy nuôi não, đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra, động kinh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nghi nhớ và tư duy của người bện. Người bệnh học tập không tốt, không kiểm soát được hành động, giao tiếp với mọi người, với xã hội bị hạn chế. Từ đó gây nên những bất tiện trong sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau nửa đầu đau mỏi vai gáy và cách điều trị
Người bệnh động kinh hoàn toàn có thể điều trị khỏi bệnh bằng việc sử dụng thuốc kiểm soát cơn động kinh theo đúng chỉ định của bác sĩ và hoàn toàn có thể sinh con (nhiều bố mẹ vì so sợ mình bị động kinh sẽ lây cho con nên không dám ước mơ có con, điều này rất thiệt thòi).