Đau đầu mãn tính là một bệnh lý rấ phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi đối tượng. Căn bệnh này có thật sự nguy hiểm không? Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh đau đầu mãn tính qua bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Hiểu về căn bệnh đau đầu mãn tính để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
1. Bệnh đau đầu mãn tính là gì?
Đau đầu mãn tính là hiện tượng người bệnh gặp phải những cơn đau đầu kéo dài từ 15 ngày trở lên. Những cơn đau này xuất hiện thường xuyên và liên tục ít nhất trong 3 tháng. Đặc biệt, người bệnh được chẩn đoán là bị đau đầu mãn tính khi tình trạng này kéo dài và không kèm theo những bệnh lý khác liên quan. Bệnh thường ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, gây khó chịu cho người bệnh. Vì thế, bệnh cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân gây bệnh đau đầu mãn tính
Hiện nay nguyên nhân gây đau đầu mãn tính vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đặc biệt, nhiều người cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu mãn tính chính là stress. Nhưng theo các nghiên cứu, stress không phải là nguyên nhân chính, mà chỉ là một yếu tố nhỏ tác động tới hệ thần kinh của chúng ta khi làm việc và suy nghĩ quá nhiều. Lúc này não bộ chưa kịp đáp ứng tiếp nhận hết các thông tin và bộ não phải làm việc quá tải, các dây thần kinh sẽ gây chèn ép và tạo nên những cơn đau đầu. Những cơn đau này xuất hiện thường xuyên và kéo dài, lặp đi lặp lại khiến người bệnh rất khó chịu.
Một số nguyên nhân gây đau đầu mãn tính thường gặp có thể là:
– Do người bệnh từng bị tổn thương não bộ
– Do có khối u tại não
– Do thiếu máu não
– Do ảnh hưởng của một số bệnh lý như bị nhiễm trùng, viêm màng não, đột quỵ não,…
– Áp lực sọ quá cao hoặc quá thấp
– Lạm dụng, sử dụng quá nhiều các loại thuốc sai cách, sử dụng thuốc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới não bộ
– Yếu tố tâm lý: Do căng thẳng, stress của công việc, cuộc sống kéo dài khiến bộ não phải hoạt động suy nghĩ quá nhiều, điều này dễ khiến chúng ta bị đau đầu lâu dần sẽ tiến triển thành bệnh đau đầu mãn tính.
3. Triệu chứng cụ thể của bệnh đau đầu mãn tính
Ở những bệnh nhân đau đầu mãn tính, các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào từng nguyên nhân gây đau đầu. Một số triệu chứng có thể dễ dàng bắt gặp như:
3.1 Triệu chứng đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng thường xuất hiện những cơn đau ở hai bên đầu, đồng thời dần dần sẽ lan sang vùng gáy. Những cơn đau xuất hiện kéo dài, cảm giác đau âm ỉ không dứt. Những cơn đau kéo dài hoặc có thể thay đổi liên tục trong ngày, cũng có thể cơn đau kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần.
3.2 Đau đầu mãn tính do đau nửa đầu
Hiện tượng đau nửa đầu là một dạng của đau nửa đầu mãn tính. Những cơn đau này xuất hiện với những cường độ thay đổi khác nhau, có những cơn đau kéo dài không hết hoàn toàn. Một số triệu chứng khác có thể kèm theo như hiện tượng chảy nước mắt, sưng hoặc sụp mí, hắt hơi, chảy nước mũi,…
3.3 Đau đầu do rối loạn nội tiết
Đặc biệt ở phụ nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt, hay gặp phải các yếu tố stress, mất ngủ,..thì các chất dẫn truyền thần kinh Serotonin phóng thích và phân hủy đột ngột. Điều này làm co giãn mạch máu khiến đầu đau buốt dữ dội. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng như đau nhói ở đầu, đau thành từng cơn, những cơn đau kèm theo buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Không chỉ thế những cơn đau nhói sẽ tăng thêm khi người bệnh vận động.
3.4 Đau đầu do thiếu máu não
Bên cạnh đó, đau đầu do thiếu máu não cũng là một trong những tình trạng hay gặp hiện nay. Người bệnh thường đau âm ỉ, kéo dài nặng nề hơn chứ không dữ dội. Ngay cả khi nghỉ ngơi hay ở những nơi yên tĩnh, những cơn đau có thể xuất hiện đột ngột. Không những thế, bệnh nhân còn có thể cảm thấy ù tai, chóng mặt, chân tay tê bì do máu không thể lưu thông bình thường. Đôi khi ở nhiều bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng suy giảm trí nhớ.
Tìm hiểu thêm: Bị thiếu máu não: xử trí sai cách tai hại khó lường
4. Những dấu hiệu điển hình của đau đầu mãn tính
Tuy khác nhau ở từng dạng đau đầu nhưng các bệnh nhân đau đầu mãn tính vẫn có những triệu chứng điển hình như:
– Những cơn đau xuất hiện liên tục trong vòng một tuần
– Thường xuyên phải uống thuốc giảm đau do những cơn đau âm ỉ làm phiền
– Những cơn đau xuất hiện đột ngột với nhiều tình trạng khác nhau: đau âm ỉ, đau nhói
– Xuất hiện kèm theo một số triệu chứng: sốt, buồn nôn, co giật, khó nói,…
– Đã sử dụng thuốc đau đầu, giảm đau nhưng không đạt hiệu quả
5. Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa
5.1 Điều trị bệnh đau đầu mãn tính
Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay đó là sử dụng các loại thuốc cắt giảm cơn đau và một số loại thuốc chống viêm.
– Thuốc giảm đau: được sử dụng để hạn chế các cơn đau trên cơ thể người bệnh. Những thuốc trên được sử dụng để cắt giảm các cơn đau và phòng ngừa các cơn đau rất hiệu quả nếu người bệnh kiên trì sử dụng đúng theo liều lượng của bác sĩ.
– Thuốc chống viêm: những thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa sự tái phát của các cơn đau đầu sau một thời gian dài sử dụng thuốc.
>>>>>Xem thêm: Khó ngủ đau đầu kéo dài tăng nguy cơ đột quỵ
5.2 Cách phòng ngừa bệnh đau đầu mãn tính
Để phòng ngừa chứng đau đầu mãn tính này, mỗi người hãy tự chăm sóc tốt cho bản thân theo một số lưu ý sau:
– Nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi một chỗ khiến máu không thể lưu thông
– Tránh sử dụng máy tính và thiết bị điện tử nhiều giờ. Đặc biệt không được thức quá khuya.
– Không nên làm việc quá nhiều, hay làm những công việc có sức ép gây căng thẳng điều này sẽ khiến người bệnh hay bị đau đầu. Nên để cho đầu óc luôn giữ được tâm trạng thoải mái nhất tránh stress hằng ngày.
– Người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Đặc biệt, nên bổ sung khoáng chất, chất xơ, các chất dinh dưỡng khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nên ăn uống đủ dưỡng chất, tránh bỏ bữa và ít sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều cafein. Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
– Không được lạm dụng các thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi tác dụng phụ của thuốc đôi khi sẽ làm bệnh tình càng thêm trở nặng hơn.
– Cần ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, mỗi người cần ngủ 6-8 tiếng một đêm. Bạn nên thức dậy đúng giờ để có một cơ thể khỏe mạnh.
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và stress để có tinh thần thoải mái nhất. Người bệnh có thể đi xe đạp nhẹ nhàng, tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách…để thư giãn.
Để bệnh tiến triển tốt hơn, người bệnh cần tích cực điều trị. Điều này giúp giảm thiểu những cơn đau và những tác nhân gây bệnh khác. Đặc biệt, cần chú trọng tới sức khỏe của bản thân để những cơn đau đầu không làm phiền tới chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh đau đầu mãn tính. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày mà còn khiến chúng ta dễ mắc các bệnh lý về thần kinh khác. Vì thế, không nên chủ quan trước những cơn đau đầu. Ngay khi có những dấu hiệu bất thường, cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám sớm nhất.