Sinh thiết là là một thủ thuật giúp các bác sĩ lấy được mẫu mô nhỏ từ gan để mang đi tìm hiểu, xác định bệnh, các tình trạng tổn thương. Mẫu mô có thể tiết lộ những thông tin quan trọng về tình trạng gan của bạn, giúp ích trong quá trình phát hiện và xây dựng phương hướng điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là các thông tin quan trọng về quy trình sinh thiết gan.
Bạn đang đọc: Hiểu về quy trình sinh thiết gan
1. Sơ lược về sinh thiết gan
Sinh thiết gan là một thủ thuật nhằm lấy một mảnh mô gan nhỏ để có thể kiểm tra nó dưới kính hiển vi, để giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về gan khác nhau.
Sinh thiết gan qua da
1.1 Tại sao cần sinh thiết gan?
Sinh thiết gan có thể được chỉ định thực hiện để:
– Chẩn đoán các vấn đề về gan mà không thể xác định được bằng cách khám, xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh. Tìm hiểu và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh gan.
– Giúp xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên tình trạng gan của người bệnh.
– Xác định hiệu quả trong điều trị bệnh gan.
Bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị thực hiện sinh thiết gan nếu bạn có:
– Kết quả xét nghiệm bất thường không thể giải thích được.
– Một khối u hoặc những bất thường khác trên gan được thấy trên các xét nghiệm hình ảnh.
1.2 Sinh thiết gan có thể chẩn đoán những bệnh lý nào?
Sinh thiết gan thường được thực hiện để giúp chẩn đoán và theo dõi một số bệnh về gan, bao gồm:
– Gan nhiễm mỡ không do rượu
– Bệnh viêm gan B, viêm gan C mạn tính, viêm gan tự miễn (AIH)
– Xơ gan
– Ung thư biểu mô tế bào gan – HCC
– Bệnh PBC – viêm đường mật nguyên phát
– Bệnh PSC – viêm đường mật xơ cứng nguyên phát
– U Lympho Hodgkin
– Bệnh Haemochromatosis
– Bệnh Wilson…
Tìm hiểu thêm: Vì sao nên bổ sung hành, hẹ vào chế độ ăn uống mỗi ngày?
Sinh thiết giúp phát hiện các bệnh lý tại gan
2. Chi tiết thủ tục/ quy trình sinh thiết gan
2.1 Chuẩn bị trong quy trình sinh thiết gan
Chuẩn bị cho thủ tục sinh thiết gan bao gồm:
– Tư vấn y tế: Bác sĩ sẽ khai thác, tìm hiểu bệnh sử, sức khỏe hiện tại, các loại thuốc nếu bạn đang sử dụng để xem người bệnh có đủ sức khỏe để thực hiện thủ thuật hay không.
– Xét nghiệm máu để đo tổng số tế bào máu và tiểu cầu cũng như kiểm tra xem máu đông như thế nào để cầm máu.
– Bạn có thể được yêu cầu không uống hoặc ăn trong vòng 6 đến 8 giờ trước khi sinh thiết gan.
– Trước khi làm thủ tục để có thể xác định được trước vị trí chọc kim, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện siêu âm hoặc chụp CT.
2.2 Quy trình trong sinh thiết gan
Có ba loại sinh thiết gan là sinh thiết gan qua da, sinh thiết gan qua đường tĩnh mạch và sinh thiết nội soi. Trong đó, loại sinh thiết gan phổ biến nhất là sinh thiết gan qua da. Quá trình thực hiện sinh thiết gan ở mỗi loại thủ tục thực hiện có một chút khác nhau.
Quy trình sinh thiết gan qua da
Đây là phương pháp ít xâm lấn nhất, thường được lựa chọn khi có chỉ định thực hiện sinh thiết gan. Quy trình sinh thiết gan qua da được bắt đầu từ việc xác định vị trí gan dựa trên hướng dẫn của siêu âm. Một kim nhỏ sẽ được đưa vào thông qua một vết rạch nhỏ gần đáy khung xương sườn bên phải, để lấy mẫu mô. Quá trình sinh thiết chỉ mất vài giây. Khi kim đi vào vào ra khỏi gan, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở.
Quy trình sinh thiết qua tĩnh mạch
Bệnh nhân được chỉ định thực hiện sinh thiết gan qua đường tĩnh mạch nếu có tình trạng rối loạn chảy máu hoặc có quá nhiều chất lỏng trong bụng.
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp X-Quang, bác sĩ sẽ bôi thuốc gây tê vào một bên cổ. Sau đó rạch một vết nhỏ trên cổ và đưa một ống nhựa dẻo vào tĩnh mạch cổ. Ống được luồn xuống từ tĩnh mạch cổ vào tĩnh mạch lớn trong gan.
Sau đó sẽ tiêm thuốc nhuộm tương phản vào ống nhựa cho phép bác sĩ nhìn thấy tĩnh mạch gan trên hình ảnh X-quang. Sau đó, kim sinh thiết sẽ được luồn qua ống và mẫu gan sẽ được lấy ra. Ống thông sẽ được lấy ra cẩn thận và vết rạch trên cổ được băng lại.
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân ung thư bạch cầu không nên ăn gì?
Sinh thiết gan qua tĩnh mạch
Quy trình sinh thiết gan nội soi
Người bệnh được gây mê toàn thân, bệnh nhân nằm trên bàn mổ, bác sĩ sẽ rạch một hoặc nhiều vết nhỏ ở bụng của bạn trong suốt quá trình.
Các dụng cụ đặc biệt được đưa vào qua vết mổ bao gồm: Một thiết bị nội soi có camera chiếu hình ảnh lên màn hình trong phòng phẫu thuật. Dựa trên các hình ảnh trực tiếp thu được sẽ đưa các công cụ đến gan để lấy mẫu mô. Các thiết bị, dụng cụ được đưa ra ngoài và các vết mổ được đóng lại bằng các mũi khâu.
2.3 Điều gì xảy ra sau quá trình sinh thiết gan
Thủ tục này mất khoảng 15 đến 30 phút cho sinh thiết qua da hoặc 30 đến 60 phút cho sinh thiết qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải ở bệnh viện vài giờ sau đó để được theo dõi.
Người bệnh sẽ được nghỉ ngơi trong phòng hồi sức 2 đến 4 giờ để theo dõi các dấu hiệu quan trọng và mọi biến chứng có thể xuất hiện. Hầu hết các biến chứng xuất hiện sẽ xảy ra trong khung thời gian này.
Quá trình phục hồi của mỗi người bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sinh thiết bạn đã thực hiện. Người bệnh nên tránh tập thể dục nặng hoặc nâng vật nặng, nên giữ cho vết thương sạch sẽ.
Trong trường hợp nếu bạn gặp bất kỳ các dấu hiệu nào sau đây thì cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được kiểm soát kịp thời:
– Sốt cao, ớn lạnh
– Đỏ, sưng tấy, chảy máu hoặc chảy dịch từ vị trí sinh thiết
– Đau nhiều hơn xung quanh vị trí sinh thiết
– Khó thở, nhịp tim nhanh…
3. Một số rủi ro có thể xảy ra của sinh thiết gan
Nhiều lo lắng xoay quanh việc sinh thiết gan có nguy hiểm gì không, giải đáp cho thắc mắc này thì sinh thiết gan là một thủ thuật an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng thể khẳng định rằng sau thủ thuật người bệnh hoàn toàn không có biến chứng. Ở một số trường hợp bệnh nhân vẫn có khả năng đối mặt với các biến chứng sau thực hiện.
Các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm, nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng được ước tính là 0,1%. Các biến chứng thường gặp sau thủ thuật sinh thiết gan là đau tạm thời và tụt huyết áp tạm thời sau thủ thuật.
Trên đây là các thông tin quan trọng về quy trình sinh thiết gan, hy vọng bạn đọc có thêm thông tin và hiểu biết về thủ thuật được ứng dụng trong chẩn đoán, và theo dõi các bệnh lý tại gan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.