Hiểu về u mỡ dưới da: khối u lành tính thường gặp

U mỡ dưới da là một loại u lành tính, khá phổ biến hiện nay, có vị trí nằm ngay dưới da. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý này có thể làm khó chịu, ảnh hưởng đến ngoại hình, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh u mỡ dưới da trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Hiểu về u mỡ dưới da: khối u lành tính thường gặp

1. Nguyên nhân gây u mỡ dưới da

1.1 Yếu tố di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến sự hình thành u mỡ dưới da. Nếu trong gia đình có người mắc u mỡ thì khả năng cao các thành viên khác cũng có thể gặp phải tình trạng này. Đột biến gene có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các khối u mỡ.

1.2 Rối loạn chuyển hóa

Các rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu, cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u mỡ dưới da. Sở dĩ là khi cơ thể không thể chuyển hóa các chất béo một cách hiệu quả thì chúng có thể tích tụ và hình thành các khối u mỡ.

1.3 Chấn thương

Chấn thương hoặc tổn thương da có thể kích thích sự phát triển của các tế bào mỡ tại vùng bị ảnh hưởng, dẫn đến sự hình thành u mỡ.

Hiểu về u mỡ dưới da: khối u lành tính thường gặp

Sự tăng sinh mô mỡ tích tụ dưới da dẫn tới sự hình thành khối u mỡ dưới da (ảnh minh họa).

2. Đối tượng thường gặp

Theo thống kê, nam giới có nguy cơ mắc u mỡ dưới da cao hơn nữ giới và thường xuất hiện ở người lớn tuổi, đặc biệt là người trên 40 tuổi.

3. Triệu chứng

3.1 Khối u nằm ngay dưới da

Triệu chứng dễ nhận diện nhất của u mỡ dưới da là sự xuất hiện các khối u mềm, di động, thường không đau. Kích thước của các khối u này có thể dao động từ vài milimet đến vài centimet. Chúng thường xuất hiện ở các vùng như cổ, vai, lưng, và đùi.

3.2 U mỡ dưới da gây cảm giác khó chịu

Dù đa số các u mỡ không gây đau nhưng khi khối u phát triển lớn, nó có thể gây cảm giác căng tức hoặc khó chịu. Điều này đặc biệt đúng khi u mỡ nằm ở vị trí gần các khớp hoặc các dây thần kinh và gây cản trở các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, các khối u mỡ có thể gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, muốn tìm cách loại bỏ ngay.

3.3 Thay đổi về màu sắc da

Trong một số trường hợp hiếm gặp, u mỡ dưới da có thể gây sự thay đổi màu sắc da tại vùng bị ảnh hưởng khiến trở nên nhạt màu hoặc đỏ.

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo 5 dấu hiệu trật khớp gối bạn nên biết

Hiểu về u mỡ dưới da: khối u lành tính thường gặp

U mỡ dưới da thường mềm nhìn như bị sưng to nhưng không gây đau hay khó chịu, có thể thay đổi sắc tố da tại vùng có khối u.

4. Chẩn đoán

4.1 Khám lâm sàng

Chẩn đoán u mỡ dưới da thường bắt đầu bằng việc khám lâm sàng. Bác sĩ cần sờ nắn vào khối u để đánh giá kích thước, hình dạng và tính chất di động của nó. Đặc điểm mềm và di động của u mỡ sẽ giúp phân biệt chúng với các loại u khác.

4.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

Siêu âm

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến được sử dụng để xác định u mỡ dưới da. Siêu âm giúp xác định vị trí chính xác của u, kích thước và đặc điểm của nó, đồng thời loại trừ các khối u ác tính khác.

Sinh thiết

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết để chắc chắn rằng khối u là lành tính. Sinh thiết bao gồm việc lấy một mẫu nhỏ của khối u để kiểm tra dưới kính hiển vi. Quá trình này giúp xác định bản chất tế bào của u và loại trừ khả năng ung thư.

Hiểu về u mỡ dưới da: khối u lành tính thường gặp

>>>>>Xem thêm: Quy định khám sức khỏe cho người lao động cần biết

Siêu âm giúp xác định u mỡ dưới da, cũng như vị trí, kích thước của khối u.

5. Điều trị

5.1 Bảo tồn (tiếp tục theo dõi)

Đối với các u mỡ nhỏ và không gây triệu chứng, phương pháp bảo tồn (tiếp tục theo dõi) thường được các bác sĩ khuyến cáo. Người bệnh sẽ được hẹn tái khám định kỳ để kiểm tra sự phát triển của khối u. Nếu u mỡ không tăng kích thước hoặc gây khó chịu thì không cần can thiệp điều trị.

5.2 Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ dưới da

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho các u mỡ dưới da lớn hoặc gây triệu chứng hoặc người bệnh thực sự mong muốn cắt bỏ. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ toàn bộ khối u mỡ và thường được thực hiện dưới sự gây tê cục bộ. Phẫu thuật cắt bỏ u mỡ thường đơn giản và có tỉ lệ thành công cao.

5.3 Tiêm thuốc

Trong một số trường hợp, tiêm thuốc corticoid vào u mỡ có thể giúp giảm kích thước khối u. Phương pháp này thích hợp cho các u mỡ nhỏ hoặc nằm ở vị trí khó phẫu thuật. Tuy nhiên, tiêm thuốc chỉ giảm kích thước u mỡ tạm thời và không loại bỏ được hoàn toàn khối u.

5.4 Hút mỡ

Hút mỡ là một phương pháp khác để điều trị u mỡ dưới da, đặc biệt là các khối u lớn. Quá trình này bao gồm việc sử dụng ống hút để loại bỏ mỡ từ khối u. Hút mỡ có thể giúp giảm kích thước u mỡ nhanh chóng nhưng có nguy cơ tái phát cao hơn so với phẫu thuật cắt bỏ. Thường được sử dụng tại các cơ sở thẩm mỹ nhiều hơn.

6. Phòng ngừa

6.1 Chế độ ăn uống

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ phát triển u mỡ dưới da. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào và đồ ngọt để giữ mức mỡ trong cơ thể ổn định.

6.2 Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và kiểm soát cân nặng. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, hoặc yoga có thể giúp giảm nguy cơ tích tụ mỡ dưới da và ngăn chặn sự hình thành u mỡ. Không chỉ ngăn ngừa sự hình thành u mỡ dưới da mà tập thể dục còn được ví như “liều thuốc bổ không mất tiền” rất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh tật cũng như giữ vóc dáng thon gọn.

6.3 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các khối u mỡ và điều trị kịp thời. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có yếu tố di truyền hoặc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Nếu có khối u mỡ dưới da, bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *