Polyp túi mật trên siêu âm có hình ảnh như thế nào là thông tin mà nhiều người bệnh muốn biết. Bởi đây là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, thường không có biểu hiện rõ rệt và siêu âm là phương pháp chẩn đoán thường được chỉ định, cho kết quả chính xác cao. Để tìm hiểu thêm về phương pháp này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hình ảnh polyp túi mật trên siêu âm như thế nào?
1. Tìm hiểu về bệnh polyp túi mật
Polyp túi mật hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào niêm mạc túi mật tạo thành u nhú lồi vào trong lòng túi mật. Bệnh được chia thành 2 loại là polyp lành tính và polyp ác tính. Tuy nhiên đa số mắc polyp túi mật là dạng lành tính. Một tỷ lệ nhỏ có thể tiến triển thành ác tính, khi ấy sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Thông thường, khi mới xuất hiện, các triệu chứng thường rất mơ hồ, khó phát hiện. Người bệnh thường tình cờ biết được khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc các bệnh lý khác liên quan đến gan mật. Khi polyp túi mật gây rối loạn bài tiết dịch mật hoặc khi có sỏi túi mật và viêm túi mật kèm theo thì các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn, bao gồm
– Đau tức nhẹ vùng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, đau thường xuất hiện sau khi ăn.
– Có thể đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, đặc biệt sau khi ăn các đồ ăn nhiều chất béo.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hình thành polyp túi mật như chức năng gan mật kém, người bị béo phì, đường huyết, mỡ máu cao, thói quen ăn uống không điều độ,..
2. Hình ảnh polyp túi mật trên siêu âm
Như đã nói ở trên, polyp túi mật thường không có dấu hiệu và biểu hiện cụ thể, đa số là tình cờ phát hiện. Khi ấy, để biết chính xác mình có bị bệnh hay không cần, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm chẩn đoán polyp túi mật.
Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh được dặn nhịn ăn trước khi siêu âm để hình ảnh polyp túi mật sẽ được nhìn rõ nhất. Nếu ăn no trước khi siêu âm sẽ khiến bác sĩ rất khó để quan sát hình ảnh polyp bởi vì lúc này túi mật co nhỏ lại do đã tiết dịch mật xuống đường tiêu hoá.
Hình ảnh polyp túi mật trên siêu âm là hình tăng âm (chiếm gần 95%), không có bóng cản (phân biệt với hình ảnh sỏi túi mật là hình tăng âm và có bóng cản). Hình ảnh tăng âm này nằm bám trên bề mặt niêm mạc túi mật và không di động khi thay đổi tư thế.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh ung thư thực quản
Siêu âm là phương pháp đơn giản và được áp dụng nhiều nhất khi muốn phát hiện người bệnh có bị polyp túi mật hay không. Phương pháp này cho tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên đến trên 90%. Việc chẩn đoán polyp túi mật bằng siêu âm không chỉ giúp bác sĩ thấy được hình ảnh khối polyp, vị trí, kích thước mà còn đánh giá được mức độ nguy hiểm của chúng. Ngoài ra, siêu âm còn giúp theo dõi tiến triển của khối polyp, từ đó đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp.
3. Các phương pháp khác chẩn đoán polyp túi mật
Ngoài phương pháp siêu âm, polyp túi mật cũng có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác như:
– Chụp đường mật cản quang qua đường ống: phương pháp này ít được sử dụng. Hình polyp quan sát được là một hình khuyết cản quang ở túi mật đã ngấm thuốc.
– Chụp đường mật nội dòng qua nội soi: thường được chỉ định khi siêu âm đường mật thất bại.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): thường được dùng khi polyp có kích thước lớn có nguy cơ ác tính. Hình ảnh polyp quan sát được trong chụp CT là khối tăng tỷ trọng lồi ra trong lòng túi mật. Chụp CT có kết hợp bơm thuốc cản quangg cho kết quản chính xác tới 90%.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): chỉ định khi nghi ngờ có polyp ác tính. Trên phim MRI, polyp cho kết quả là khối tăng tín hiệu ở thì T2.
4. Điều trị polyp túi mật như thế nào
Điều trị polyp túi mật có thể thực hiện theo 2 hướng là theo dõi định kỳ và cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, túi mật là một cơ quan của hệ thống đường mật, có chức năng điều hòa bài tiết dịch mật và tiêu hóa thức ăn nên không thể tùy tiên cắt bỏ nếu đây không phải chỉ định bắt buộc.
Đa số các trường hợp polyp túi mật là lành tính (trên 90%) nên hầu như không cần phải cắt bỏ túi mật. Nếu túi mật có kích thước dưới 10mm thì người bệnh chỉ cần đi khám định mỗi 3-6 tháng kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện để kiểm soát sự tiến triển của polyp.
Với những polyp túi mật có kích thước trên 10mm và có nguy cơ ác tính thì cần cắt bỏ túi mật để ngăn chặn sự phát triển thành ung thư. Cắt bỏ túi mật hiện nay đã được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nội soi ít xâm lấn, ít đau, hạn chế biến chứng và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về nấm đại tràng
5. Chế độ ăn cho người bị polyp túi mật
Để hạn chế được các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa sự tiến triển của polyp, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau
– Bổ sung các loại rau xanh nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế hấp thu chất béo ở ruột đồng thời hỗ trợ là giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
– Trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe gan mật, hạn chế sự hình thành và tăng trưởng của polyp.
– Tăng cường sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như bơ, dầu oliu, dầu hướng dương dầu cải,..
– Ngoài ra, người bệnh cũng cần tập thể dục thể thao thường xuyên giúp hệ gan mật hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thức ăn chiên xào, mỡ động vật, thức ăn nhanh,…
– Tránh ăn các loại thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, phô mai, lòng đỏ trứng gà,…
Polyp túi mật là bệnh tiến triển thầm lặng, khó phát hiện sớm. Việc theo dõi polyp túi mật trên siêu âm là phương pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, đánh giá mức độ tiến triển của polyp để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.