Hình ảnh sỏi thận như thế nào?

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh được xem là rất nguy hiểm với việc gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính chất cũng như hình ảnh sỏi thận: vị trí, cấu tạo, hình dáng, kích thước của sỏi thận trong hệ tiết niệu, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Hình ảnh sỏi thận như thế nào?

Hình ảnh sỏi thận

Hình ảnh sỏi thận như thế nào trong hệ tiết niệu?

Sỏi thận thường có 1 bên, nhưng có khi có cả 2 bên. Hình ảnh sỏi thận nhìn thấy khi chụp x quang có thể đơn độc nhưng cũng có thể nhiều viên (tỷ lệ 3/1).

Mức độ cản quang của các viên sỏi khác nhau, do thành phần hoá học và khối lượng của các viên sỏi khác nhau. Người ta ước tính khoảng 90% sỏi thận có thể phát hiện được bằng X quang cản quang, còn khoảng 5% – 10% không cản quang.

Hình ảnh sỏi thận như thế nào?
Hình ảnh sỏi thận trong hệ tiết niệu.

Đậm độ cản quang thường là thuần nhất. Cũng có thể có nhiều hình ảnh sỏi thận khác nhau như: sỏi có nhiều tầng, phần giữa lòng sỏi cản quang rõ nhưng xung quanh lại không cản quang, sỏi có cấu trúc hình nhẫn với tâm sáng (loại sỏi do hoại tử nhú thận).

Độ lớn và hình thái của sỏi thay đổi: từ những viên nhỏ như hạt cát đến những viên to hình san hô đúc khuôn toàn bộ đài và bể thận.

Hình ảnh sỏi thận như thế nào?
Hình ảnh sỏi thận chụp thực khi ra bên ngoài.

Hình ảnh sỏi thận ở bể thận thường là hình bầu dục, hình tam giác hoặc hình tam giác kết hợp với hình mỏ chim trên phim x quang.

Chụp X Quang: Có 2 hình thức chụp x quang là: Chụp thận không chuẩn bị và Chụp thận thuốc tĩnh mạch UIV (Urographie Intra Veinneuse). Trong đó:

Tìm hiểu thêm: Kiểm tra u tuyến yên nên thực hiện khi nào?

Hình ảnh sỏi thận như thế nào?
Hình ảnh sỏi thận khi chụp x quang thận thường.

Chụp thận không chuẩn bị

Sỏi thận: Hình ảnh sỏi thận cản quang nằm vùng hố thận, chẩn đoán chắc chắn sỏi thận khi có các hình cản quang đặc biệt như hình san hô, hình mỏ vẹt.

Chụp thận thuốc tĩnh mạch UIV (Urographie Intra Veinneuse)

Sỏi thận: Hình ảnh sỏi thận trống thuốc, chức năng thận kém, giãn đài bể thận.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Hình ảnh sỏi thận như thế nào?
Bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Giãn đài bể thận và thận ứ niệu: Sỏi gây cản trở lưu thông của đường bài xuất nước tiểu gây ứ trệ đường niệu phía trên dẫn đến giãn đài bể thận, sau đó ứ nước tăng dần nên làm căng giãn và chèn ép nhu mô thận dẫn đến tình trạng suy giảm dần chức năng thận và mất hoàn toàn chức năng thận nếu không được xử trí kịp thời.

Sỏi gây nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: như viêm bể thận thận, viêm khe thận. Tình trạng nhiễm trùng kết hợp với ứ niệu gây thận ứ mủ, hoặc hư mủ thận. Nặng hơn có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết.

Sỏi gây tình trạng viêm khe thận mãn tính kéo dài dẫn đến tình trạng xơ teo thận, HA cao.

Sỏi gây suy thận: thường gặp trong trường hợp sỏi cả hai bên hệ tiết niệu hoặc sỏi trên thận đơn độc, đây là biến chứng nặng nề. Có thể  gặp suy thận cấp hoặc suy thận mãn và các mức độ suy thận nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của sỏi.

Sỏi gây ra viêm loét và xơ hoá tại vị trí sỏi: đây là nguyên nhân gây chít hẹp đường niệu sau khi đã phẫu thuật lấy sỏi.

Điều trị sỏi thận như thế nào?

Tuỳ theo vị trí, kích thước, thành phần hoá học của sỏi, chức năng của thận và sức khoẻ của người bệnh mà có những chỉ định phù hợp.

Điều trị nội khoa:

Trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa (uống thuốc), chủ yếu là thuốc chống viêm, lợi niệu. Nếu sỏi bé thì có thể tự ra được. Riêng sỏi bể thận mà thành phần hoá học là acide urique, thì có thể điều trị bằng thuốc tan sỏi cho kết quả tốt.

Trong y học cổ truyền, các thuốc dùng để điều trị sỏi tiết niệu là các loại cây lá có tác dụng chủ yếu là chống viêm và lợi tiểu. Ngoài ra, châm cứu có tác dụng dãn cơ.

Điều trị ngoại khoa: bằng việc sử dụng các phương pháp tán sỏi hiện đại ít xâm chấn:

Hình ảnh sỏi thận như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh

Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài da tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Tán sỏi ngoài cơ thể: chỉ định áp dụng trong trường hợp sỏi thận có kích thước

Tán sỏi qua da: chỉ định áp dụng trong trường hợp sỏi thận có kích thước >2cm. Lấy sỏi qua da có thể áp dụng được trên bệnh nhân có dãn thận nhẹ.

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: là kỹ thuật được thực hiện bằng việc đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi… Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể ra viện sau 1 – 2 ngày.

Để được tư vấn về bệnh lý sỏi thận và các phương pháp tán sỏi thận tại Thu Cúc hay cần đặt lịch khám, mời bạn liên hệ theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *