Những cơn ho có đờm xanh kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp. Ở một vài trường hợp không điều trị sớm có thể khiến sức khỏe suy giảm, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Ho có đờm xanh – triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
1. Tìm hiểu triệu chứng ho có đờm xanh
Đờm là dịch tiết từ đường hô hấp chứa các chất tấn công hô hấp
– Hồng cầu
– Chất nhầy
– Bạch cầu mủ
– Bụi bẩn
– Virus
– Vi khuẩn
Màu sắc của đờm còn phụ thuộc vào vi khuẩn và trực khuẩn gây ra. Tình trạng viêm, nhiễm trùng đường thở làm niêm mạc phổi và phế quản tổn thương trong thời gian dài, khiến chúng tăng sinh và tái cấu trúc. Kết quả là các tế bào phổi và phế quản tăng tiết chất nhầy, gây ra triệu chứng ho có đờm.
Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc cũng khiến cho niêm mạc phổi và phế quản nhạy cảm với virus, vi khuẩn có hại đặc biệt trực khuẩn mủ xanh – vi sinh vật khiến đờm có màu xanh.
Ho khan hay ho có đờm đều là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề bất thường
2. Ho ra đờm xanh kéo dài biểu hiện của bệnh lý nào?
Mặc dù ho là phản xạ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại tới đường thở. Tuy nhiên ho có đờm xanh lại là triệu chứng cảnh báo một số căn bệnh sau:
2.1. Ho có đờm xanh là biểu hiện của viêm phế quản cấp
Khi bị viêm phế quản, người bệnh ban đầu thường ho khan sau đó chuyển thành ho ra đờm xanh dai dẳng.
Viêm phế quản đặc trưng bởi tình trạng ho, khó thở, khạc đờm màu vàng hoặc xanh đặc. Nếu đờm có màu vàng, xanh, đục như mủ kèm theo mùi tanh thì đây là dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản cấp do vi khuẩn. Tình trạng này yêu cầu người bệnh cần được điều trị nội khoa trước khi bệnh tiến triển nặng và làm phổi tổn thương nghiêm trọng.
2.2. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phế nang ở phổi, nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn. Bệnh có nguy cơ xảy ra ở người bị viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài hoặc nhiễm lạnh nặng.
Bên cạnh triệu chứng ho ra đờm màu xanh, vàng, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:
– Khó thở
– Sốt
– Mệt mỏi
– Tim đaoah nhanh
– Đau tức ngực
2.3. Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có biểu hiện ho có đờm xanh
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý viêm nhiễm đường thở gây khó thở do đường thở bị tắc nghẽn, thu hẹp.
Người bệnh COPD thường gặp một số triệu chứng như:
– Ho ra đờm vàng, xanh
– Ho ra máu
– Khó thở, hụt hơi
Tìm hiểu thêm: Bệnh mụn rộp là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị ra sao?
Ho ra đờm vàng, xanh trong thời gian dài cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
2.4. Áp xe phổi
Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi, tạo thành các ổ mủ, gây ho kéo dài và thường lẫn đờm xanh. Bệnh nhân ho nhiều có thể khạc ra mủ, có mùi tanh khó chịu.
Bệnh lý này được chia thánh 2 dạng như sau:
– Áp xe phổi nguyên phát: mụn mủ do chấn thương hoặc bệnh lý phổi sẵn có trong cơ thể.
– Áp xe thử phát: nguyên nhân do nang phổi, hang lao hoặc giãn phế phổi
Bệnh áp xe phổi cần được điều trị tích cực để ngăn chặn nguy cơ ổ viêm tiến triển thành tràn dịch phổi hoặc nhiễm trùng máu.
2.5. Giãn phế quản
Triệu chứng ho ra đờm xanh kéo dài cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của giãn phế quản. Tình trạng này xảy ra khi bệnh viêm phế quản không được điều trị dứt điểm. Phế quản mất dần chức năng loại bỏ đờm từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, tái đi tái lại nhiều lần, khiến các cơn ho kéo dài thành từng đợt.
3. Điều trị ho ra đờm xanh
3.1. Ho ra đờm xanh, lúc nào cần thăm khám?
Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng ha ra đờm xanh kèm cảm giác khó thở, tức ngực kéo dài từ 2-3 tuần, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám
Tránh trường hợp chủ quan để tình trạng ho diễn ra quá lâu làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như sức khỏe nói chung.
3.2. Chẩn đoán ho có đờm
Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của ho có đờm xanh, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử, thăm khám lâm sàng cùng với một số kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như sau:
– Hỏi thông tin các nhân: bác sĩ khai thác thông tin về các bệnh lý hô hấp, tim mạch đã và đang được điều trị. Màu sắc và diễn biến ho có đờm cũng được bác sĩ ghi lại.
– Chụp X-quang ngực thẳng: mục đích đánh giá tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hoặc phát hiện các bất thường khác.
– Chụp CT, MRI lồng ngực: phát hiện các khối u ở phổi, tình trạng xơ hóa phổi hoặc bệnh giãn phế nang nguy hiểm.
– Xét nghiệm: ở một số người bệnh nghi ngờ ho ra đờm do vi khuẩn lao phổi, viêm phổi do phế cầu, … sẽ được chỉ định khạc đờm để làm xét nghiệm vi sinh.
>>>>>Xem thêm: Thông tin quan trọng cần biết về chẩn đoán khối u xơ tử cung
Chụp X-quang phổi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đem lại ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán nhóm bệnh hô hấp
3.3. Điều trị ho có đờm
Sau khi xong quy trình thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân:
– Thuốc long đờm: mục đích làm loãng đờm, tăng khả năng đào thải tác nhân gây hại ra khỏi đường hô hấp.
– Thuốc kháng sinh: được chỉ định cho bệnh nhân ho có đờm xanh, đờm vàng nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
– Thuốc giãn phế quản: hỗ trợ giảm co thắt, thông thoáng đường thở, ức chế xuất tiết chất nhầy. Thuốc phù hợp với bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD,…
– Thuốc điều trị bệnh dạ dày: tác dụng giảm tiết acid dạ dày gây kích thích niêm mạc đường hô hấp trên và gây ho có đờm.
Những loại thuốc trên đây chỉ mang tính chất gợi ý, không phù hợp với tất cả tình trạng bệnh. Người bệnh cần thăm khám để xác định đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị dành cho mình.
4. Phương pháp phòng ngừa ho, bảo vệ sức khỏe hô hấp
Ho có đờm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi người có thể ngăn ngừa ho có đờm bằng một số biện pháp sau đây:
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, đến nơi tụ tập nhiều người.
– Giữ vệ sinh môi trường sống và làm việc bằng cách lau dọn thường xuyên.
– Nên sử dụng máy lọc, máy làm ẩm không khí.
– Rửa mũi, súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng.
– Không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc
– Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi để tăng đề kháng
Ngay khi biểu hiện ho có đờm kéo dài trên 2 tuần, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.