Ho gà có lây không? Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho gà

Ho gà là căn bệnh lây truyền cấp tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu thường gặp ở trẻ em. Ho gà có lây không? Lây qua đường nào? Làm thế nào để chăm sóc bé bị ho gà tại nhà? Là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm vì bệnh ho gà nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra con đường lây truyền bệnh ho gà ở trẻ em, biểu hiện và cách chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà, bạn hãy cùng tham khảo.

Bạn đang đọc: Ho gà có lây không? Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho gà

Ho gà có lây không?

Ho gà có lây không? Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho gà

Ho gà là căn bệnh lây truyền cấp tính dễ lây nhiễm qua đường hô hấp như ho, hắt hơi,… (ảnh minh họa)

Ho là là một bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Bệnh có khả năng lây lan cao, nhất là ở đối tượng trẻ em, trẻ sơ sịnh cùng sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín, đông người như trường học, khu vực công cộng đông người,…

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà ở bé thường diễn biến theo 3 giai đoạn: giai đoạn đầu (bệnh có biểu hiện nhẹ); giai đoạn toàn phát hay kịch phát (đây là giai đoạn bệnh có các  triệu chứng nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong); giai đoạn hồi phục (các triệu chứng giảm dần và thoái lui, ho có thể kéo dài vài tuần sau đó con sẽ khỏi).

Giai đoạn nhẹ (giai đoạn đầu)

Ở thời kỳ đầu của ho gà, trẻ thường có biểu hiện ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn, kèm theo triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ,… Đây là giai đoạn khó chẩn đoán bằng mắt thường vì dễ nhầm lẫn với các bệnh cúm hay bệnh viêm đường hô hấp.

Giai đoạn toàn phát

Tìm hiểu thêm: Bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì, không nên ăn gì?

Ho gà có lây không? Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho gà

Ở giai đoạn toàn phát, trẻ bị ho gà thường có biểu hiện ho liên tục, dữ dội, khó thở, mặt tím tái,… nếu không xử trí kịp thời có thể gây biến chứng suy hô hấp rất nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Đây là giai đoạn các biểu hiện của ho gà nặng. Trẻ ho rũ rượi, đỏ mặt, thở rít (khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng “rít” như tiếng rít cổ ở gà. Kèm theo các biểu hiện như nôn nhiều đờm, đặc quánh, trẻ ho liên tục cắt cơn lại ho, con phải lấy hết sức để ho, ho rũ rượi, khó thở,… Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những cơn ngưng thở ngắn, giai đoạn này có thể xuất hiện một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt, bầm tím quanh mi mắt dưới, bé có thể bị suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Giai đoạn hồi phục

Ở giai đoạn này, các cơn ho của bé ngắn lại,số lượng cơn ho giảm, các triệu chứng thuyên giảm dần, ho có thể kéo dài vài tuần sau đó trẻ sẽ khỏi.

Chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà như thế nào?

Với những trẻ bị ho gà ở thể nhẹ: số lượng cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, trong cơn ho không tím mặt, những trường hợp này mẹ có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ Nhi khoa và chăm sóc cho bé tại nhà.

Một số biện pháp mẹ có thể áp dụng như:

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh kích thích
  • Với những trẻ bú mẹ vẫn cho con bú bình thường. Trẻ ăn dặm nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiếu, chia làm nhiều bữa.
  • Vệ sinh mũi, họng cho bé bằng nước muối sinh lý
  • Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ
  • Cách lý trẻ bị bệnh với người khác để tránh lây lan

Khi nào cần đưa bé đi khám

Ho gà có lây không? Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho gà

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh: Nên và không nên

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ nhiều bác sĩ Nhi khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại giúp thăm khám và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý được các bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. (ảnh minh họa)

Trẻ bị ho gà nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi con có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ ho nhiều, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài
  • Ăn kém, nôn chớ nhiều
  • Ngủ ít, thở nhanh/khó thở,…

Hiện nay trẻ được tiêm phòng vắc-xin ho gà nên có thể giúp con giảm tối đa nguy cơ mắc bênh, tuy nhiên ba mẹ không nên chủ quan khi bé bị ho. Cho con đi thăm khám sớm sẽ giúp bé được chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời giúp bé mau khỏi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *