Ho là hiện tượng thường gặp khi cơ thể bị ốm, cảm cúm nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi tình trạng ho khan kéo dài, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày và cần được điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Ho khan kéo dài cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
1. Ho khan kéo dài là biểu hiện bệnh gì?
Ho khan là bệnh lý về đường hô hấp, thường kéo dài trong vòng 3 tuần. Theo y học, ho khan là tình trạng các cơn ho không đưa được đờm ra khỏi đường thở. Bệnh lý này khá phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người giá, phụ nữ mang thai dễ gặp tình trạng này hơn.
Ở người lớn, nếu tình trạng ho khan kéo dài trên 8 tuần sẽ được tính là ho dai dẳng, kéo dài. Ở trẻ em, ho khan kéo dài từ 2 – 4 tuần được gọi là ho cấp tính kéo dài. Nếu trẻ ho trên 4 tuần sẽ gọi là ho khan mãn tính.
1.1. Phân biệt ho khan kéo dài với các bệnh ho khác
Ho khan có những biểu hiện riêng, phân biệt với dấu hiệu ho do bệnh cảm cúm mùa hay do các nguyên nhân khác. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của tình trạng ho khan dai dẳng, giúp bạn phân biệt với bệnh ho do các nguyên nhân khác.
– Vì đặc điểm của ho khan là không đưa được đờm ra ngoài, do đó những dị vật vẫn còn trong đường thở sẽ gây cảm giác ngứa, khó chịu ở cổ họng cho người bệnh.
– Một số người bệnh có thể gặp tình trạng thở khò khè, khó thở.
– Gặp khó khăn trong quá trình nhai nuốt.
– Thường kèm theo triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi.
– Bệnh nhân có thể bị mất ngủ dài ngày bởi những cơn ho giữa đêm
– Cơn ho nặng, không kiểm soát được và có thể gây ra ói mửa
– Có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ ở phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai và đã mang thai.
Ho khan lâu ngày ảnh hưởng lớn tới đời sống hàng ngày của người bệnh
1.2. Nguyên nhân gây bệnh ho khan trong thời gian dài
Triệu chứng ho khan dai dẳng, kéo dài thường xảy ra vào ban đêm nên có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng giấc ngủ cũng như hiệu quả làm việc của người bệnh. Biểu hiện ho khan có thể liên quan tới một số bệnh như:
– Hen suyễn
– Viêm xoang
– Trào ngược dạ dày
– Tác dụng phụ của thuốc
– Các chất kích thích từ môi trường: khói bụi, ô nhiễm, nấm mốc, phấn hoa…
Tuy không phải là một bệnh lý nhưng hút thuốc lá cũng được xem là một nguyên nhân phổ biến ra ra tình trạng ho khan lâu ngày. Khói từ thuốc lá sẽ xâm nhập qua đường thanh quản và làm cho phổi bị yếu. Điều này dẫn đến phản ứng ho khan liên tục và kéo dài từ nhẹ đến nặng, tùy theo mức độ sử dụng thuốc lá.
Thuốc lá là một trong những thủ phạm khiến bệnh nhân bị ho khan kéo dài
1.3. Cảnh báo các dấu hiệu nguy hiểm khi tình trạng ho khan kéo dài
Bên cạnh những bệnh lý phổ biến nói trên, ho khan dai dẳng còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như:
– Xẹp phổi: Bên cạnh triệu chứng ho khan, nếu cảm thấy đau ngực đột ngột kèm theo khó thở thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể bạn đã mắc bệnh xẹp phổi.
– Ung thư phổi: Mặc dù không phải là nguyên nhân thường thấy nhưng ung thư phổi đôi khi cũng gây ra những cơn ho khan. Tuy nhiên, cơn ho do ung thư phổi thường có mức độ đau đớn dữ dội hoặc âm thanh ho khác lạ.
– Suy tim: Ngoài việc cảm thấy mệt mỏi, khó thở, nhịp tim không đều, chán ăn… người bệnh suy tim còn có thể gặp phải những cơn ho khan dai dẳng.
Ngoài ra, ho kéo dài còn do các nguyên nhân như mắc bệnh giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh xơ nang…
Tìm hiểu thêm: Viêm xoang hàm trái và những điều cần biết
Ho khan lâu ngày không khỏi có thể là triệu chứng của ung thư phổi ở giai đoạn khởi phát
2. Nên làm gì khi bị ho khan dai dẳng lâu ngày?
Ho có thể chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể với một tác nhân kích ứng. Tuy vậy, với những thông tin phía trên, hẳn bạn cũng hiểu rằng ho khan cũng có thể là dấu hiệu khởi phát của những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần hết sức lưu ý khi ho khan lâu ngày kèm theo triệu chứng sốt, khó thở, tím tái, suy kiệt…
Về mặt y học thì thời gian ho khan phải kéo dài hơn 4 tuần với trẻ em và trên 8 tuần với người lớn mới có thể kết luận là mắc bệnh ho khan dai dẳng, kéo dài. Nhưng nếu người bệnh ho khan trên 5 ngày, bất kể tình trạng ho thế nào, bạn cũng nên đi khám ngay để có thể phát hiện nguyên nhân bệnh và điều trị triệt để.
Trường hợp ho kéo dài trên 3 tuần, có kèm theo dấu hiệu sốt hoặc ho có đờm, ho ra máu hoặc đau ngực khi ho, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, nếu đã sử dụng thuốc điều trị nhưng triệu chứng không giảm, bạn cần được khám ngay và xử trí kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín.
Bên cạnh những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như của người lớn, nếu trẻ bị ho khan dai dẳng và cùng có những dấu hiệu dưới đây, các bậc phụ huynh nhất định phải đưa trẻ đi khám ngay:
– Trẻ bỏ bú, bú rất ít hoặc gần như không bú được, cũng không uống được sữa.
– Bé ngủ li bì, rất khó đánh thức.
– Trẻ bị co giật.
– Trẻ gặp tình trạng khó thở: thở nhanh hơn bình thường, có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực (lồng ngực phía dưới bị lõm xuống khi trẻ hít vào thay vì nở ra như bình thường).
– Trẻ thở có tiếng rít.
– Cơn ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (do dị vật đường thở).
>>>>>Xem thêm: Bệnh polyp dây thanh quản bệnh lành tính, không gây nguy hiểm
Phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu ho khan ở trẻ em
3. Các phương pháp kiểm tra và đánh giá tình trạng ho khan
Tùy thuộc vào những triệu chứng khác mà người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan lâu ngày. Các phương pháp kiểm tra có thể bao gồm:
– Khám lâm sàng hệ hô hấp
– Xét nghiệm máu
– Chụp X-quang ngực
– Chụp CT ngực
– Xét nghiệm mẫu đờm
– Đo phế dung
Những kỹ thuật khám nói trên sẽ giúp bác sĩ có thể xem xét kỹ hơn về sức khỏe hệ hô hấp của người bệnh. Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ kiểm tra phần dịch cơ thể của bạn nhằm chẩn đoán yếu tố nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây ho khan, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Tình trạng ho khan lâu ngày, dù nguyên nhân là các bệnh lý bình thường hay biểu hiện bệnh nguy hiểm thì vẫn luôn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người bệnh và gia đình. Do đó, bạn không nên chủ quan, hãy sớm tìm địa chỉ thăm khám uy tín và kiểm tra sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh. Chúc bạn sức khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.