Hở van 3 lá có thể là hậu quả của bệnh tim bẩm sinh, hay do bất thường van tim vì các tình trạng khác. Hở van 3 lá nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ hở van và người bệnh cần theo dõi điều trị đúng cách.
Bạn đang đọc: Hở van 3 lá nguy hiểm không? bệnh tim bẩm sinh
Hở van 3 lá là gì?
Hở van 3 lá là tình trạng van nằm giữa hai buồng tim bên phải (tâm thất phải và tâm nhĩ phải) đóng không kín, dẫn đến máu bị chảy ngược về buồng tim phải ở trên (tâm nhĩ phải).
Hở van tim 3 lá nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ hở van
Hở van 3 lá nguy hiểm không?
Hở van ba lá có thể là nguyên phát do bệnh van tim nhưng có thể là thứ phát do các tình trạng thất phải bị giãn hay suy. Y học chia hở van ba lá thành 2 thể. Một là hở van ba lá nguyên phát, còn gọi là hở van có nguồn gốc tại tổ chức van. Hai là hở van ba lá thứ phát, còn gọi là hở van có nguồn gốc chức năng. Loại này thường gặp trong các tình trạng có giãn hay suy thất phải.
Bệnh hở van tim 3 lá nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hở van tim. Theo các chuyên gia, hở van tim ba lá 1/4 hoặc 2/4 là thể nhẹ, 3/4 và 4/4 là hở van tim thể nặng.
Hở van ba lá nếu ở mức độ nhẹ thì không nguy hiểm. Các trường hợp hở van ba lá mức độ trung bình đã có biểu hiện các triệu chứng suy tim phải, nhất là khi có kết hợp với bệnh lý của các van tim khác (van hai lá, van động mạch chủ…) cần điều trị càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Hở van 3 lá điều trị như thế nào?
Điều trị hở van 3 lá tùy thuộc độ nặng của bệnh. Mục tiêu điều trị là cải thiện chức năng tim và làm giảm tối thiểu các dấu hiệu, triệu chứng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Theo đó, người bệnh muốn chữa trị hiệu quả cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Các cách điều trị có thể sử dụng bao gồm:
Tìm hiểu thêm: Những giải pháp giúp ngăn đột quỵ quay trở lại
>>>>>Xem thêm: Các cách phòng tránh nhồi máu cơ tim
Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hở van tim 3 lá kịp thời hiệu quả
Theo dõi thường xuyên với các trường hợp hở van nhẹ để bác sĩ theo dõi tình trạng tư vấn chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý.
Thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim nếu bạn cần. Nếu bạn có loạn nhịp, bác sĩ có thể cho thuốc giúp ổn định nhịp tim và duy trì nhịp tim bình thường.
Phẫu thuật: Bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật sửa chữa hay thay van nếu bạn bị hở van và không có dấu hiệu và triệu chứng, hay bạn bị hở van nặng và có biểu hiện nhẹ hoặc không có, nhưng tim bạn đang dãn ra. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
– Sửa chữa van: Bác sĩ thực hiện sửa van bằng cách tách các lá van, đóng lỗ trên van lại và định hình các lá van với nhau và ngăn ngừa dòng máu chảy ngược về. Việc sửa chữa giúp bạn giữ được chức năng của mô bản thân, chống lại nhiễm trùng và không cần dùng thuốc chống đông, và tối ưu hóa chức năng thất trái.
– Thay thế van tim: Nếu van không thể sửa chữa, nó có thể được thay bằng van cơ học hay sinh học. Van cơ học ít được dùng để điều trị hở van ba lá, thường dùng thay thế van hai lá hay van động mạch chủ. Nếu bạn được đặt van kim loại, bạn có thể uống thuốc chống đông suốt đời. Van sinh học qua thời gian sẽ hư hại dần và cần được thay thế.