Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không?

Hở van tim 2 lá 2/4 tuy chỉ là mức độ trung bình nhưng sẽ nặng dần theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu, hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này như thế nào?

Bạn đang đọc: Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không?

1. Hở van tim 2 lá 2/4 là gì?

Đây là tình trạng 2 van tim không thể khép kín hoàn toàn, khiến một lượng máu trào ngược về tâm nhĩ trái thay vì được bơm đi. Khi đó, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, việc hở van 2/4 vẫn ở mức độ trung bình, chưa có biểu hiện nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều người thường chủ quan, bỏ qua không đi thăm khám.

Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không?

Hở van tim 2 lá 2/4 ở mức độ trung bình, chưa có biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe ngay nên hầu hết người bệnh đều không để ý đến

2. Nguyên nhân gây hở van tim 2 lá 2/4

Hở van tim hai lá có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xuất phát từ các thương tổn như vôi hóa, dày mép van, thoái hóa, rách, thủng, giãn vòng van… Những thương tổn này có thể xuất phát từ một số bệnh lý như:

– Di chứng của bệnh thấp tim

– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

– Dị tật tim bẩm sinh

– Cơn nhồi máu cơ tim

– Vôi hóa vòng van do lão hóa

Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không?

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây hở van tim

3. Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm hay không?

Tuy là mức độ trung bình nằm trong 4 mức độ hở van tìm là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4, nhưng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, lâu dần hở van 2 lá 2/4 có thể tiến triển nặng lên thành hở van 2 lá 3/4 hoặc 4/4 khi này sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng như suy tim, rung nhĩ,…. thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Đánh giá mức độ nguy hiểm của hở van tim 2 lá, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng của bệnh, độ tiến triển của bệnh lý hay mức độ ảnh hưởng của tim, chức năng tim để lựa chọn phương thức điều trị phù hợp.

Nếu như hở van tim 2 lá nhẹ hoặc trung bình, chưa đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm thì cũng không cần quá lô lắng. Người bệnh có thể tự điều trị bằng cách thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Còn nếu hở van tim 2 lá ở giai đoạn nặng, người bệnh cần điều trị sớm, sử dụng thuốc (điều trị nội khoa), thậm chí phẫu thuật (điều trị ngoại khoa) để tránh bệnh biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Những dấu hiệu cho biết có tình trạng hở van tim 2 lá 2/4

Như đã nói ở trên, người bệnh hở van tim 2 lá thường không có dấu hiệu triệu chứng rõ ràng. Có rất nhiều trường hợp chỉ vô tình phát hiện ra trong quá trình thăm khám sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh tình trở nên nặng hơn, các dấu hiệu cũng sẽ ngày một rõ ràng hơn, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

– Khó thở, nhất là khi nằm hay khi gắng sức

– Mệt mỏi, mất sức nhanh chóng kể cả với những hoạt động thường ngày

– Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như: Ho và ho nhiều hơn về đêm, phù chân, đau đầu…

Chính vì vậy, người bệnh bị hở van tim 2 lá 2/4 không nên chủ quan, nếu thấy các dấu hiệu như trên thì cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý cách sơ cứu người bị co giật an toàn 

Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không?

Khó thở, đặc biệt là khi nằm cũng là một dấu hiệu cảnh báo hở van tim 2 lá trở nên nặng hơn

5. Điều trị hở van tim 2 lá 2/4 như thế nào

5.1. Hở van tim 2 lá 2/4 – điều trị bằng phẫu thuật

Sửa van tim hay thay van tim là các phương pháp giúp van hết bị hở. Thế nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cũng áp dụng hai cách trên. Hơn nữa, việc điều trị này không chỉ tốn kém mà còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người bệnh sau khi can thiệp. Mặt khác, đối với việc hở van tim do các bệnh lý gây ra thì cần điều trị tập trung vào gốc của bệnh thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Phương pháp sửa van hoặc thay van tim chỉ nên áp dụng cho trường hợp không đáp ứng được thuốc và có nguy cơ suy tim cao.

Điều trị hở van tim 2 lá bằng nội khoa, thay đổi lối sống lành mạnh và thăm khám định kỳ là phương pháp ưu tiên hàng đầu hiện nay.

5.2. Hở van tim 2 lá 2/4 – điều trị bằng nội khoa

Một số trường hợp người bệnh hở van tim 2 lá sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Các loại thuốc kết hợp sẽ giúp cải thiện chức năng tim, giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, hạ mỡ máu, thuốc chẹn kênh canxi,…

Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Những triệu chứng đột quỵ nhẹ cần đặc biệt cảnh giác

Tùy theo thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc để điều trị hở van tim 2 lá hiệu quả

5.3. Thay đổi lối sống – hỗ trợ điều trị

Thay đổi lối sống lành mạnh hơn không chỉ là giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân hở van tim 2 lá mà còn giúp người bệnh loại bỏ dần các bệnh lý liên quan khác. Người bệnh hở van tim nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và lo âu quá mức. Không nên thức khuya hoặc vận động quá mạnh.

Người bệnh cũng nên kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê hay nước tăng lực. Tuân thủ theo nguyên tắc: Ăn nhạt, hạn chế muối, ít chất béo, nên lựa chọn các chất béo tốt cho tim mạch như dầu thực vật hay dầu cá. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả tươi để cung cấp vitamin và chất xơ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, giảm gánh nặng cho tim.

5.4. Khám sức khỏe định kỳ – hỗ trợ điều trị

Nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, mệt mỏi, ho dai dẳng… cần đến ngay các chuyên khoa tim mạch uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với những người bị hở van tim, cần phải thường xuyên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch 6 tháng/lần, để kiểm tra sự tiến triển của hở van tim và kịp thời xử lý trước khi quá muộn.

Hở van tim 2 lá 2/4 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nếu bạn chủ quan không thăm khám và thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Hãy chủ động thăm khám sức khỏe, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Những điều này giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *