Hóa chất điều trị ung thư thực quản – những điều cần biết

Để điều trị ung thư thực quản, cùng với các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị… thì hóa chất cũng thường được sử dụng. Hóa trị ung thư là gì được thực hiện khi nào? Những tác dụng phụ của hóa chất điều trị ung thư thực quản? Đây là điều được nhiều bệnh nhân quan tâm.

Bạn đang đọc: Hóa chất điều trị ung thư thực quản – những điều cần biết

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư thực quản

Ung thư thực quản là bệnh ung thư khởi phát từ trong thực quản. Bệnh xảy ra khi các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát tạo thành khối u. Sau đó các tế bào ác tính sẽ xâm nhập vào các hạch bạch huyết khi bệnh tiến triển và lan rộng, di căn sang các bộ phận xa hơn trên cơ thể. 

Theo nghiên cứu, nam giới dễ mắc ung thư thực quản hơn so với nữ. Các triệu chứng điển hình của ung thư thực quản như nuốt nghẹn, nôn, tăng tiết nước bọt, sụt cân. Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng như khó thở, khàn tiếng, ho, sặc… 

Hóa chất điều trị ung thư thực quản – những điều cần biết

Ung thư thực quản là bệnh lý nguy hiểm

Các dạng ung thư thư thực quản thường gặp như là ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, 1 số dạng khác hiếm gặp hơn (u lympho, sarcoma,  ung thư tế bào mầm, u ác tính, ung thư tế bào nhỏ).

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản có thể kể đến như thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên… Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, barrett thực quản hay chế độ ăn uống… thiếu khoa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Hóa chất điều trị ung thư thực quản – những thông tin cần biết

2. 1 Khái niệm về hóa trị ung thư

Hóa trị ung thư là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong các bệnh ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Đây được biết đến là phương pháp điều trị toàn thân. Hóa chất được sử dụng để đưa vào cơ thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn không cho chúng nhân lên và lan rộng. 

Hóa chất được đưa vào cơ thể để điều trị ung thư thực quản theo 2 đường đó là đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tùy theo mức độ đáp ứng thuốc của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.

Thông thường người bệnh ung thư thực quản sẽ điều trị hóa chất theo đợt. Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà thời gian của mỗi đợt sẽ được bác sĩ chỉ định. Thông thường giữa các đợt vào hóa chất, người bệnh sẽ có thời gian nghỉ để hồi phục sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng

Hóa chất điều trị ung thư thực quản – những điều cần biết

Hóa chất điều trị ung thư thực quản được sử dụng phổ biến

2. 2 Khi nào sử dụng hóa chất điều trị ung thư thực quản

Việc sử dụng hóa chất điều trị ung thư thực quản khi nào sẽ theo phác đồ của bác sĩ. Điều này sẽ tùy vào diễn biến của bệnh, thể trạng cụ thể của bệnh nhân. Thông thường hóa chất sẽ được sử dụng tùy mục đích ở các giai đoạn bệnh như sau:

2. 2. 1 Hóa trị trước phẫu thuật

Đây là hóa trị bổ trợ. Áp dụng khi bệnh ở giai đoạn sớm. Việc hóa trị trước khi thực hiện phẫu thuật sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u giúp việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn. 

2. 2. 2 Hóa trị sau khi phẫu thuật

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cũng thường chỉ định hóa trị để bổ trợ. Việc thực hiện hóa trị sau phẫu thuật nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại do chúng rất nhỏ khó có thể nhận thấy. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan ra các vùng khác của cơ thể (nếu có) mà chưa được phát hiện.

2. 2. 3 Hóa trị ung thư thực quản giai đoạn bệnh tiến triển 

Ở giai đoạn muộn của bệnh, khối u đã lớn, tế bào ác tính đã di căn ra nhiều nơi trên cơ thể nên việc phẫu thuật thường không được sử dụng. Hóa trị là phương pháp chủ đạo ở giai đoạn này. Hóa chất điều trị sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u, kiểm soát tế bào ung thư, ngăn không cho chúng lan rộng thêm. Hóa trị giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong giai đoạn này, hóa trị thường được kết hợp với xạ trị để điều trị ung thư thực quản.

2. 3 Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng hóa chất điều trị ung thư thực quản

Vì là phương pháp điều trị toàn thân nên cùng với việc tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa chất cũng ảnh hưởng tới tế bào lành. Dưới đây là 1 số tác dụng phụ người bệnh ung thư thực quản có thể gặp phải khi hóa trị:

– Tiêu chảy: Đây là tác dụng phụ thường gặp với bệnh nhân hóa trị. Nếu bị tiêu chảy quá nặng và mất nước, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ.

– Loét miệng: Do tác dụng của thuốc, người bệnh cũng dễ bị loét miệng khi hóa trị.

– Chán ăn, ăn uống kém: Cảm giác chán ăn, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến hầu hết người bệnh khi hóa trị.

Hóa chất điều trị ung thư thực quản – những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Đau vùng kín khi có kinh nguyệt phải làm sao?

Người bệnh ung thư dễ gặp phải 1 số tác dụng phụ khi hóa trị

– Buồn nôn, nôn: Một số loại thuốc hóa trị cũng gây buồn nôn và nôn ở người bệnh ung thư.

– Rụng tóc: Do hóa chất tác dụng đến các tế bào tăng trưởng nhanh trong cơ thể nên người bệnh cũng dễ bị rụng tóc khi hóa trị.

– Mệt mỏi: Điều trị hóa chất dễ gây ra tình trạng giảm hồng cầu do đó người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi.

– Dễ bị nhiễm trùng, bầm tím: Các tế bào bạch cầu, tiểu cầu cũng bị ảnh hưởng của thuốc hóa trị do đó sức đề kháng của người bệnh giảm dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc xuất hiện các vết bầm tím trên da.

Thông thường các tác dụng phụ này sẽ dần biến mất sau khi dừng điều trị. Tuy nhiên nếu triệu chứng quá nghiêm trọng, thì bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ. Trong 1 số trường hợp bác sĩ sẽ có thể cân nhắc đổi thuốc, điều trị tiếp hoặc dừng lại.

4. Kết luận

Trên đây là những thông tin về hóa chất điều trị ung thư thực quản. Việc sử dụng hóa chất gì, khi nào và trong thời gian bao lâu cần được sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị hóa chất người bệnh cần được chăm sóc tốt để đảm bảo sức khỏe. Nếu gặp phải các tác dụng phụ nên thực hiện các chế độ chăm sóc giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy tham khảo bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đồng thời giữ tinh thần lạc quan để việc điều trị có kết quả tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *