Với ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là phẫu thuật và điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Hóa trị ung thư tuyến giáp thường được sử dụng khi tế bào ung thư tuyến giáp giai đoạn lan rộng mà không đáp ứng với điều trị bằng i-ốt phóng xạ.
Ung thư tuyến giáp được chia làm nhiều dạng như ung thư tuyến giáp thể nhủ (chiếm từ 70-80% trong tổng số các ca mắc ung thư tuyến giáp); ung thư tuyến giáp thể nang (chiếm từ 10-15%), ung thư tuyến giáp thể tủy (chiếm từ 5-10%); ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (chiếm khoảng 2%), ung thư tuyến giáp thể lympho (loại này hiếm gặp).
Bạn đang đọc: Hóa trị ung thư tuyến giáp
Tùy vào từng dạng ung thư tuyến giáp, kích thước, vị trí và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
1. Hóa trị ung thư tuyến giáp là gì?
Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, sử dụng nhiều loại thuốc chống ung thư khác nhau truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Mục đích của phương pháp hóa trị là giúp:
Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất truyền vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống
- Giảm triệu chứng đau hoặc các triệu chứng do ung thư di căn khi phương pháp điều trị như i-ốt phóng xạ không hiệu quả
- Gây độc tế bào và làm chậm sự phát triển của khối u ở tuyến giáp
- Điều trị ung thư biểu mô thể không biệt hóa đang phát triển và lây lan
Hóa trị ung thư tuyến giáp có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị ở người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Bởi ở dạng ung thư này, phẫu thuật và i-ốt phóng xạ thường không mang lại hiệu quả.
2. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị hóa chất
Đối với bất cứ bệnh lý ung thư nào, việc sử dụng thuốc hóa chất để điều trị đều có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.
Với hóa trị ung thư tuyến giáp cũng không ngoại lệ. Người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện:
- Rụng tóc
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
- Rối loạn tiêu hóa
- Lở loét miệng
- Thiếu máu
Các tác dụng phụ chỉ là tạm thời và có thể khắc phục dần, mất dần sau mỗi đợt điều trị hóa chất. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần lựa chọn các địa chỉ y tế uy tín và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đi khám ngay nếu có tác dụng phụ kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Điều trị bằng hóa chất người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu…
3. Chế độ ăn uống sau điều trị hóa chất ung thư tuyến giáp
Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, trong và sau quá trình điều trị ung thư, người bệnh cần được theo dõi định kỳ bởi bệnh có thể tái phát sau điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi… để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Thực phẩm người bệnh nên ăn
Sau điều trị hóa chất người bệnh có thể gặp khó khăn trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng thậm chí không muốn ăn. Lúc này người nhà cần động viên người bệnh, chịu khó ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Các thực phẩm được khuyến khích áp dụng cho người bệnh ung thư tuyến giáp gồm: bổ sung muối trong chế độ ăn hàng ngày bằng các loại thực phẩm giàu i-ốt như tảo, rong biển; tăng cường ăn rau củ quả nhằm cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể; bổ sung các loại hạt, ngũ cốc rất tốt cho tuyến giáp…
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo các bệnh về phổi thường gặp
Người bệnh trong quá trình điều trị cần ăn uống đúng cách, chia nhỏ bữa ăn trong ngày
- Thực phẩm cần tránh
Để giảm tác dụng phụ của hóa chất thì người bệnh cần chú ý tránh những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh các loại đồ uống có ga, thực phẩm cay nóng, tránh ăn quá nhiều đường…
Chế độ ăn uống đúng cách góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của người bệnh ung thư tuyến giáp. Vì thế ngoài việc ăn uống khoa học người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, nghỉ ngơi hợp lý, duy trì tâm lý thoải mái để hồi phục sớm sức khỏe. Ung thư tuyến giáp có tiên lượng khá tốt, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách ngay ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 100%.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.