Hóc dị vật đường thở: Nhận biết và xử lý an toàn

Hóc dị vật đường thở tùy theo từng trường hợp có thể gây những nguy cơ lớn, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Chính vì thế, cần hiểu đúng, hiểu rõ vấn đề này và có cách xử trí kịp thời để bảo vệ người bệnh, phòng ngừa những nguy cơ rủi ro không đáng có. Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích.

Bạn đang đọc: Hóc dị vật đường thở: Nhận biết và xử lý an toàn

1. Hóc dị vật đường thở là gì?

Hóc dị vật đường thở là tình trạng các chất vô cơ, hữu cơ (gọi chung là dị vật) mắc vào đường thở. Đường thở được xác định bởi các khu vực có liên quan đến hô hấp như vùng mũi, miệng từ thanh quản đến phế quản. Tình trạng mắc dị vật đường thở khá phổ biến trong đời sống. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh và tình huống. Nhưng thường thấy nhất là trong ăn uống và với đối tượng trẻ em.

Hóc dị vật đường thở: Nhận biết và xử lý an toàn

Trẻ em là đối tượng dễ bị hóc dị vât đường hô hấp

1.1. Nguyên nhân gây hóc dị vật trong đường thở

Dị vật gây hóc và nghẹt ở đường thở có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân:

– Ngậm đồ vật trong miệng và vô tình nuốt phải gây hóc

– Dị vật bị hít mạnh vào đường thở do phản ứng cười, khóc sợ hãi hoặc giật mình.

– Ăn uống không cẩn thận và nuốt dị vật. Những tình huống gây hóc dị vật trong đường thở trong trường hợp này có thể kể đến như: Nhai không kỹ, vừa ăn vừa uống, uống nước không để ý có dị vật trong cốc,…

– Nuốt nhầm dị vật: Thường xayr ra với người già dùng răng giả.

– Do cấu trúc đường thở: lệch vách ngăn, thực quản/thanh quản hẹp,…

Những nguyên nhân gây hóc dị vật trong đường thở có thể do vô tình hình thành. Nhưng hầu hết, các nguyên nhân này đều từ ý thức chủ quan của con người. Vì vậy, cảnh giác và thay đổi thói quen là điều rất quan trọng để phòng ngừa vấn đề hóc dị vật.

1.2. Dị vật gây hóc ở đường thở

Những dị vật mà chúng ta dễ gặp có thể kể đến như:

– Đồ chơi trẻ em: các đồ chơi có kích thước nhỏ như mảnh lego, thú nhựa, bi,…

– Vật dụng trong nhà: cái cúc, cục pin đồng hồ,…

– Thức ăn chưa được xử lý hoàn toàn như: đậu phộng, mảnh xương, viên kẹo,…

– Răng giả.

– Côn trùng

Nhìn chung, có rất nhiều đồ vật có thể trở thành dị vật đường thở. Chính vì thế, cần cân nhắc khi sinh hoạt, ăn uống để phòng ngừa vấn đề hóc đường thở một cách hiệu quả.

2. Nhận biết khi bị dị vật đường thở

Hóc dị vật hô hấp không khó để nhận ra. Cách nhận biết đơn giản nhất là qua cách thở. Khi bị dị vật đường thở, người bệnh thường có biểu hiện ho. Đây là phản ứng nhằm cố loại bỏ dị vật ra bên ngoài. Khi này, trong hệ hô hấp của người bệnh xảy ra 2 phản xạ: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho. Vì thế, người bệnh cũng thường kèm theo cảm giác hơi thở không bình thường hoặc khó thở. Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ nội soi hoặc chụp X-quang để xác định vị trí dị vật.

Nhiều trường hợp nặng, bệnh nhân có thể không nói được, không thể thở, mặt đỏ, môi tím tái,… Đó là tình huống tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong sau vài phút. Chính vì vậy, khi phát hiện tình trạng dị vật đường hô hấp, cần sớm xử lý đúng cách, loại bỏ dị vật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình cũng như phòng ngừa các nguy cơ sau này.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Cắt amidan bao lâu thì nói được?

Hóc dị vật đường thở: Nhận biết và xử lý an toàn

Ho, khó thở là dấu hiệu điển hình khi bị dị vật đường thở

3. Xử trí đúng cách khi gặp hóc dị vật đường hô hấp.

Loại bỏ dị vật, khai thông hô hấp là điều rất quan trọng và là ưu tiên lớn nhất trong vấn đề điều trị dị vật đường thở. Với những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, hãy gọi cấp cứu để được hỗ trợ. Trong khi đó, cần xử lý theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc áp dụng các cách sau:

3.1. Cách làm để nôn dị vật

Dị vật hô hấp thường nằm sâu trong cơ thể, nên vấn đề tự soi, gắp móc dị vật là điều không thể. Thay vào đó, nếu có thể, hãy dùng một số cách để người bệnh nôn trớ, đẩy dị vật ra như: kích thích lưỡi, súc miệng hoặc dùng nước muối pha loãng,…

Tuy nhiên, không phải cách làm này có thể hiệu quả với tất cả mọi người, do mỗi người lại có những cơ chế phản ứng khác nhau. Mặt khác, việc khai thông đường thở mang tính cấp cứu, cần thực hiện nhanh và kết quả rõ ràng. Vì vậy, nếu đang bắt gặp tình huống dị vật đường thở, chúng ta nên suy xét đến những cách làm hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, dị vật trong đường thở không dễ lấy ra. Vì vậy, việc cần sự hỗ trợ của các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng là điều rất phổ biến khi muốn gắp dị vật đường thở.

Hóc dị vật đường thở: Nhận biết và xử lý an toàn

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu khi nào cần cắt amidan

Phẫu thuật lấy dị vật đường thở là cấp cứu khá phổ biến

3.2. Sử dụng phương pháp vỗ lưng, ép bụng đẩy dị vật

3.2.1. Với trẻ em

Vỗ lưng – ấn ngực là phương pháp phù hợp và được khuyên dùng để loại bỏ dị vật ra ngoài dành cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Trước tiên, đặt trẻ nằm úp trên cánh tay người sơ cứu. Chú ý tư thế để trẻ không bị ngã trong quá trình thực hiện thao tác. Khi này, hãy xác định vị trí phần lưng giữa hai xương bả vai của trẻ. Người sơ cứu dùng gót lòng bàn tay vỗ vào khu vực này. Cần thực hiện động tác dứt khoát, không liên tiếp. Chú ý quan sát xem dị vật đã rơi ra khỏi miệng trẻ chưa. Sau 5 lần thực hiện vỗ lưng, người sơ cứu hãy ngửa trẻ theo chiều nằm xuôi. Nếu dị vật chưa rơi khỏi miệng trẻ, hãy kiểm tra lần nữa xem trong miệng trẻ có dị vật không. Nếu không thấy, tuyệt đối không cố moi dị vật trong họng trẻ, mà hãy thực hiện tiếp liệu pháp ấn ngực.

Sau khi đã để trẻ ngửa trên lòng bàn tay, người sơ cứu dùng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) ấn vào giữa điểm giao xương sườn 5 lần và quan sát trẻ để kiểm tra tình hình dị vật được lấy ra.

3.2.2. Với người lớn

Ép bụng, hay còn được gọi là nghiệm pháp Heimlich, là một thủ thuật thường dùng trong sơ cứu hóc dị vật. Cách làm như sau:

– Với người bệnh còn tỉnh: Người sơ cứu đứng sau người bị hóc để thực hiện sơ cứu. Khi này, hãy đưa hai tay ôm bụng người bị hóc, một tay nắm chặt, tay còn lại ôm tay đã nắm kia. Chú ý rằng, tay người ôm cần để ở khu vực xương sườn, dưới vùng thượng vị của người bị hóc. Sau đó, hãy ép bụng người bị dị vật theo chiều từ ngoài vào và từ dưới lên, nhằm tống dị vật lên và ra theo đường miệng.

– Với người bệnh bị ngất hoặc không tỉnh táo: Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa. Người sơ cứu ngồi trên người bị hóc, sao cho hai chân của người sơ cứu song song phần đùi của người bệnh. Sau đó, người hỗ trợ nắm tay đặt điểm tại cơ hoành người bệnh, dùng tay lực đẩy từ dưới lên trên, làm nhịp nhàng khoảng 10 lần để tống dị vật ra.

Lưu ý rằng, dù dị vật đã được lấy ra khỏi đường thở, người bệnh vẫn cần đến các cơ sở y khoa để được thăm khám và xem xét chống viêm, chống phù nề, tránh để những tổn thương do dị vật gây ra kéo dài và gây viêm nhiễm.

Hóc dị vật đường thở rất đa dạng và khó lường. Việc xử lý, điều trị cũng được phân chia thành nhiều trường hợp, tùy từng mức độ của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám sớm với bác sĩ tai mũi họng để được hỗ trợ xử lý phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *