Hội chứng De Quervain và những thông tin cần biết

Hội chứng De Quervain là bệnh lý khá phổ biến, gây đau nhức, khó chịu. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Hội chứng De Quervain và những thông tin cần biết

1. Thông tin chung về hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là bệnh ảnh hưởng đến các gân ở ngón tay cái. Bệnh được phát hiện bởi nhà phẫu thuật người Thụy Sỹ De Quervain vào năm 1985. Sau đó, bệnh được đặt tên theo người phát hiện ra nó. Bệnh phổ biến ở nữ giới ở độ tuổi từ 30 đến 50. Nếu bạn bị viêm bao gân De Quervain, bạn sẽ cảm thấy đau khi xoay cổ tay, khi cầm nắm đồ vật hoặc khi nắm tay lại.

Viêm bao gân De Quervain ảnh hưởng đến hai gân chi phối vận động của ngón cái, bao gồm gân cơ duỗi ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái. Hai gân này chi phối hai động tác quan trọng của ngón cái là duỗi và gập. Khi cử động, hai gân này trượt đi trượt lại theo bờ ngoài của khớp cổ tay.

Hai gân trượt trong đường hầm được bao hoạt dịch gân bao bọc, có tác dụng làm trơn để hai gân trượt dễ dàng, không đau đớn. Tình trạng viêm bao hoạt dịch gân, viêm gan dẫn đến hạn chế vận động của gân trong đường hầm và được gọi là viêm bao gân De Quervain.

Hội chứng De Quervain và những thông tin cần biết

Viêm bao gân De Quervain ảnh hưởng đến khả năng vận động, cử động tay của người bệnh

2. Nhận biết triệu chứng thường gặp của viêm bao gân De Quervain

2.1. Triệu chứng cơ năng của hội chứng De Quervain

Bệnh nhân viêm bao gân De-quervain sẽ gặp một số triệu chứng như:

– Đau xuất hiện dần dần hoặc đột ngột ở vùng gốc ngón tay cái.

– Phù nề, tê bì ngón tay cái, ngón trỏ.

– Hạn chế các động tác duỗi, gập ngón tay cái, đau nặng nề khi ngón cái vận động, đau nhất về đêm.

– Viêm bao gân nặng, xơ cứng gây ra âm thanh lạo xạo khi vận động.

– Cảm giác ngón cái bị dính lại, khó cử động.

2.2. Triệu chứng thực thể của hội chứng De Quervain

Khi thăm khám có thể thấy một số triệu chứng như sau:

– Sờ thấy bao gân dày cộm lên, có khi nóng rát, ấn vào thấy đau.

– Ấn vào vị trí mỏm trâm quay, người bệnh có cảm giác đau nhói dữ dội.

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm bao gân De Quervain

Do vận động cổ tay, ngón cái quá nhiều. Lặp lại liên tục các động tác cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái cũng dễ gây ra tổn thương này. Tình trạng viêm bao hoạt dịch gân trong đường hầm dẫn đến sưng nề, cản trở gân vận động linh hoạt.

Các tình trạng tổn thương khớp bao gồm viêm khớp dạng thấp, thoái hóa hợp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm bao gân và gân ngón cái diễn ra.

Một số yếu tố khác như chấn thương tạo nên các sẹo cũng ảnh hưởng đến sự trượt của gân.

Những người sau đây cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng De Quervain cao hơn nhóm còn lại:

– Người ở độ tuổi từ 30 đến 50.

– Phụ nữ ở tuổi trung niên.

– Phụ nữ đang mang thai.

– Người làm công việc chăm sóc trẻ nhỏ, bế em bé, việc bốc vác liên tục gây áp lực lên ngón tay cái.

– Làm công việc và có sở thích phải di chuyển tay, cổ tay lặp đi lặp lại như giáo viên, bác sĩ phẫu thuật, cắt tóc, nhân viên văn phòng.

Tìm hiểu thêm: 5 thói quen gây đau vai gáy và cách xử trí

Hội chứng De Quervain và những thông tin cần biết

Phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ dễ mắc hội chứng này

4. Thông tin về các phương pháp điều trị bệnh De Quervain

Thông qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả với từng người.

4.1. Điều trị nội khoa

Hiện nay, hội chứng De Quervain chủ yếu điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc giảm đau được sử dụng gồm ibuprofen, aspirin, và naproxen. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ liều lượng theo đơn của bác sĩ điều trị. Uống quá liều, sai thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau bụng, ợ nóng, nôn mửa, xuất huyết.

Một số nguyên tắc trong quá trình điều trị mà bệnh nhân cần tuân thủ như:

– Cần có thời gian nghỉ ngơi nếu phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại cổ tay liên tục.

– Tránh các động tác phải sử dụng cổ tay liên tục như cầm nắm, duỗi, xoắn, …

– Tránh các va chạm khiến cổ tay đau.

– Mang nẹp để cố định cổ tay và ngón cái. Nẹp giúp ngón cái được nghỉ ngơi, tránh chấn thương không mong muốn.

– Chườm lạnh để giảm sưng, đau.

– Tiêm corticoid tại chỗ vào đường hầm nếu điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng giảm viêm tại chỗ, cải thiện triệu chứng nhanh chóng.

Hội chứng De Quervain và những thông tin cần biết

>>>>>Xem thêm: Thế nào là đau thần kinh tọa và cách điều trị

Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến để cải thiện viêm bao gân De Quervain

4.2. Vật lý trị liệu

Việc phục hồi chức năng rất quan trọng, giúp làm giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây viêm gân. Bác sĩ điều trị có thể hướng dẫn các bài tập vận động cổ tay, bàn tay hợp lý, tránh tư thế xấu. Các động tác này giúp cải thiện tình trạng sưng đau, ngăn ngừa triệu chứng tái phát. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tập với các thiết bị hiện đại và kết hợp với động tác nắn chỉnh xương khớp. Những việc làm này giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động nhanh hơn.

4.3. Phẫu thuật

Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là tạo không gian cho gân hoạt động để gân không bị cọ xát khi vào đường hầm.

5. Chế độ sinh hoạt và biện pháp phòng ngừa phù hợp

Để phòng ngừa nguy cơ mắc hội chứng De Quervain, chúng ta nên:

– Nghỉ giải lao phù hợp, tránh hoạt động gây đau để giảm nguy cơ bệnh tái phát sau thời gian điều trị.

– Nên tham vấn ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.

– Nên tập các bài tập dành cho vùng cổ tay để tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho bộ phận này.

– Tránh các phương pháp xoa bóp bằng rượu thuốc hoặc dầu nóng vì có thể làm tình trạng viêm nặng thêm.

– Tránh nắn bẻ khớp vì có thể gây tổn thương gân khớp.

– Nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất. Phụ nữ có thai, sau sinh, người cao tuổi nên bổ sung thêm canxi, uống sữa và các chế phẩm từ sữa hàng ngày.

Trên đây là những thông tin tổng quan về hội chứng De Quervain. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về hội chứng để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo, cần thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *