Hội chứng đường hầm cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Hội chứng đường hầm cổ tay có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt người lao động thường xuyên sử dụng cơ bắp nhỏ ở bàn tay. 

Bạn đang đọc: Hội chứng đường hầm cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

1. Tìm hiểu về đường hầm cổ tay

Đường hầm cổ tay là bộ phận quan trọng, kéo dài từ cổ tay tới nếp giữa lòng bàn tay. Với cấu tạo bằng rất nhiều gân gấp của ngón tay và các dây thần kinh. Hiện nay, khá nhiều người mắc hội chứng đường hầm cổ tay hay còn gọi là hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng này xảy ra khi hệ thống dây thần kinh ở đường hầm cổ tay bị chèn ép và phải chịu áp lực tương đối lớn. Đây là nguyên nhân chính gây tê ngứa bàn tay hoặc khiến lực cổ yếu đi.

Người mắc hội chứng này thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, khi người bệnh cầm nắm đồ vật, cử động bàn tay, cổ tay.

Hội chứng đường hầm cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Người bệnh thường cảm thấy tê buốt tay khi mắc hội chứng đường hầm cổ tay

2. Dấu hiệu cho thấy bạn mắc hội chứng đường hầm cổ tay

Khi gặp phải những biểu hiện dưới đây, bạn cần chú trọng theo dõi và đi khám sớm vì đây là dấu hiệu cho thấy hội chứng ống cổ tay đang tìm đến.

2.1. Triệu chứng ban đầu

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy tê, buốt và đau ở bàn tay. Đôi khi, bệnh nhân cảm giác như có một cú sốc điện ở những ngón tay. Không chỉ dừng lại ở cổ tay, các triệu chứng còn lan dần đến cánh tay. Đặc biệt, khi người bệnh sử dụng điện thoại hoặc lái xe, cảm giác tê buốt lại càng rõ ràng hơn.

2.2. Giai đoạn sau

Nếu thời gian đầu, các triệu chứng xuất hiện ở một tay thì sau một thời gian, tình trạng bệnh sẽ diễn ra ở cả hai tay. Những cơn đau buốt gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Các biểu hiện đau, tê cứng ngón tay lặp đi lặp lại hằng ngày, đặc biệt vào ban đêm. Người bệnh sẽ thấy khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm vì đau. Thậm chí một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị mất cảm giác, khó cầm nắm đồ vật.

Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị viêm khớp do nhiễm khuẩn

Hội chứng đường hầm cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Đau ở cổ tay và ngón tay khiến người bệnh thức giấc giữa đêm

3. Nguyên nhân xảy ra hội chứng đường hầm cổ tay

Hội chứng đường hầm cổ tay xảy ra do nhiều nguyên nhân.

3.1. Do cấu tạo bẩm sinh

Nếu ống cổ tay quá nhỏ, hệ thống dây thần kinh ở vị trí này sẽ thường xuyên chịu sự chèn ép. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau và khó chịu ở cổ tay.

3.2. Do công việc

Do đặc thù công việc nhiều người cũng dễ mắc hội chứng đường hầm cổ tay. Trong quá trình làm việc, nếu bạn lặp đi lặp lại một thao tác, sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn thương gân. Đồng thời, quá trình đó tạo áp lực lớn lên dây thần kinh.

Đối tượng thường mắc hội chứng ống cổ tay là nhân viên văn phòng hoặc người lao động nặng, gắng sức.

3.3. Tiền sử bệnh tật

Ở một số trường hợp khác, bạn có thể mắc hội chứng ống cổ tay do bạn có tiền sử mắc các bệnh như viêm khớp mạn tính, viêm khớp dạng thấp hoặc suy thận. Nếu đã và đang gặp phải các bệnh trên, người bệnh cần thận trọng và theo dõi cụ thể các bất thường ở cổ tay, bàn tay.

3.4. Do chấn thương

Hội chứng này cũng xuất hiện ở những người từng gặp chấn thương và chưa được điều trị dứt điểm. Đối với những chấn thương nhỏ như trật khớp, bong gân, người bệnh cũng nên kiểm tra thường xuyên và điều trị dứt điểm, tránh nguy cơ dẫn tới hội chứng đường hầm cổ tay.

4. Chẩn đoán hội chứng đường hầm cổ tay

Để chẩn đoán người bệnh mắc hội chứng đường hầm cổ tay, bác sĩ sẽ phối hợp giữa khám lâm sàng và thăm dò điện sinh lý thần kinh.

Hội chứng đường hầm cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Đau mỏi nửa người là bệnh gì?

Bác sĩ kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh khác nhau

Bệnh nhân được bác sĩ xác định mắc bệnh khi:

4.1. Có một hoặc tất cả các triệu chứng cơ năng:

– Đau xương ống cổ tay

– Dị cảm bàn tay

– Tê bì bàn tay

– Giảm/mất cảm giác vùng thần kinh giữa

– Yếu cổ và bàn tay

4.2. Có một hoặc tất cả các triệu chứng thực thể:

– Nghiệm pháp Phalen: Gấp hai cổ tay 90 độ gần vào nhau, trong thời gian ít nhất 60 giây. Ngược lại, duỗi hai cổ tay với nghiệm pháp Phalen ngược. Xác định mắc hội chứng nếu bệnh nhân xuất hiện hoặc gia tăng các triệu chứng về cảm giác chi phối của dây thần kinh giữa bàn tay.

– Nghiệm pháp Tinel: Gõ vào vùng ống cổ tay, nếu cảm giác tê, đau vùng da chi phối dây thần kinh giữa ở bàn tay, chứng tỏ người bệnh đã mắc hội chứng này.

– Nghiệm pháp Dukan: Bác sĩ trực tiếp gia tăng áp lực tại cổ tay bệnh nhân. Thông qua sử dụng ngón cái ấn vào giữa nếp gấp cổ tay. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân tê bì, đau hơn khi ấn và giữ trên 30 giây.

5. Điều trị hội chứng đường hầm cổ tay thế nào cho hiệu quả

Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, nếu nguyên nhân gây nên hội chứng là do mang thai, các cơn đau sẽ tự hết sau một thời gian mà không cần điều trị.

Trong trường hợp bệnh quá nặng, các dây thần kinh giữa bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ được cắt bỏ dải mô đi qua dây thần kinh, giúp giảm bớt áp lực.

Tuy nhiên, không phải ca bệnh nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bệnh nhân được phẫu thuật hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng bệnh, thời gian bệnh…

Ngoài phẫu thuật, con có một số phương pháp khác giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh như:

– Dùng nẹp cố định cổ tay: Giải pháp này giúp giảm áp lực dây thần kinh giữa. Đai nẹp sẽ được đeo trước khi đi ngủ. Thực hiện đeo trong khoảng 4 tuần. Bệnh sẽ được cải thiện đáng kể sau đó.

– Sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định như paracetamol, ibuprofen…

– Hạn chế vận động mạnh, tránh tác động gây đau cổ tay.

– Thực hiện các bài tập thể dục thư giãn cổ tay. Người bệnh nên tham khảo các bài tập của bác sĩ chuyên khoa.

– Điều trị tốt các bệnh nền – nguyên nhân gây ra hội chứng đường hầm cổ tay.

– Tiêm steroid vào cổ tay giúp giảm viêm.

Hội chứng đường hầm cổ tay là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như teo cơ, tàn phế… Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường ở cổ tay, để có phương án phòng và trị bệnh sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *