Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau các bệnh tim mạch, ung thư. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin mới về hội chứng nguy hiểm này. 

Bạn đang đọc: Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

1. Hội chứng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới là gì?

Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là những bệnh về đường hô hấp dưới không phải do lao. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do vi trùng, vi rút, ký sinh trùng, nấm và siêu vi trùng gây nên. Bệnh có tính cấp tính, tiến triển nhanh và có nguy cơ tử vong cao.
Ở nước ta, những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp ở nước ta như: viêm khí phế quản, giãn phế quản, áp-xe phổi, hen phế quản bội nhiễm, viêm phổi, tâm phế mạn.

Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Hội chứng nhiễm khuẩn tại đường hô hấp dưới là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau ung thư và tim mạch

2. Nguyên nhân và dấu hiệu của hội chứng nguy hiểm này

2.1 Biểu hiện lâm sàng hội chứng nhiễm khuẩn tại đường hô hấp dưới

Nhiễm trùng là một dạng bệnh cấp tính nên triệu chứng thường gặp nhất là:

– Người bệnh có dấu hiệu sốt, thậm chí sốt rất cao, cặp nhiệt độ có thể đo được trên 39 độ C.

– Môi bị khô, nẻ, lưỡi bẩn. Mệt mỏi, ăn ngủ kém, người gầy, sút cân, da xanh tái, nhợt nhạt.

– Xuất hiện hội chứng nhiễm độc cấp tính. Khi đo huyết áp thấy tim đập bất thường, huyết áp tụt

Tìm hiểu thêm: Sức hủy diệt của dịch bạch hầu và sự ra đời, giá trị của vacxin

Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh có tính nguy hiểm cao

2.3 Nguyên nhân của hội chứng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng phổi. Trong đó, nguyên nhân phổ biến gặp nhất là yếu tố khí hậu nhất là vào thời điểm đông xuân do khí hậu ẩm ướt, áp suất khí giảm. Ở những thời điểm này, chúng ta rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp trên như cảm cúm, ho, nghẹt mũi,…và nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể lan xuống dưới gây ra các bệnh viêm đường hô hấp dưới.

Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như bụi, bụi than, hóa chất, khói thuốc lá cũng là nguy cơ cao dẫn tới bệnh nhiễm trùng phổi. Đặc biệt, ở những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, người bệnh tiểu đường, người nghiện rượu bia, hay do chế độ dinh dưỡng kém,…

3. Điều trị dứt điểm hội chứng nhiễm khuẩn tại hô hấp dưới

3.1 Điều trị với phác đồ không có kháng sinh

Điều trị không có thuốc kháng sinh được sử dụng trong những tình trạng như ho, đau đầu, cảm lạnh, sốt, nóng… bằng việc dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau để làm giảm tạm thời các triệu chứng. Đa số là sử dụng những loại thuốc thông dụng, có thể mua được tại các nhà thuốc. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên sử dụng bừa bãi.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị bệnh:

– Thay đổi những thói quen sống có hại cho sức khỏe, nghỉ ngơi đủ giấc và bổ sung nhiều nước cho cơ thể để làm lỏng đờm

– Tránh nằm sấp đi ngủ để hạn chế tình trạng ứ đọng chất nhầy và khó thở

– Không hút thuốc lá, thuốc lào

– Uống nước ấm chanh mật ong pha đều để hạn chế những triệu chứng khó chịu trong trường hợp người bệnh bị ho quá nhiều.

3.2 Điều trị với phác đồ có kháng sinh 

Kháng sinh là những dòng thuốc dùng để điều trị viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và không có tác dụng đối với siêu vi. Do đó, khi điều trị bệnh viêm phế quản thì người bệnh có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với người bệnh bị viêm phổi thì nguyên nhân thường xuất phát từ vi khuẩn nên có thể điều trị với kháng sinh. Trường hợp bệnh chưa nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị với kháng sinh tại nhà. Nhưng nếu tình trạng nguy kịch, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ chỉ định tiêm hoặc truyền thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

4. Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

– Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới rất dễ mắc ở những người có đề kháng yếu, người cao tuổi và trẻ nhỏ, vì vậy chế độ sinh hoạt phòng ngừa bệnh ở những người này cần đặc biệt chú ý.

Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những triệu chứng bệnh

– Đối với những thường xuyên phải tiếp xúc trong môi trường khói bụi, độc hại cần phải được trang bị những dụng cụ bảo hộ lao động kỹ càng.
– Sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường, chú ý vệ sinh mũi họng thường xuyên, có thể xông mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng tốt cho cơ thể
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh phổi nhiễm khuẩn đường hô hấ dưới, khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, người bệnh nên đi khám và điều trị triệt để, tránh để bệnh lây lan xuống đường hô hấp dưới.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tìm hiểu sớm về bệnh giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan về những nguyên nhân hình thành, triệu chứng bệnh đồng thời nhanh chóng xử lí và điều trị bệnh khi gặp phải trong cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *